tailieunhanh - Sử thi Ramayana trong nghệ thuật Champa: “Lễ cưới công chúa Sita” thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu

Bài viết đề xuất một cách lý giải mới, khác với giải thích của Cœdès, trong đó tác giả chứng minh rằng bốn cảnh thể hiện trên đài thờ Trà Kiệu là một tác phẩm “điêu khắc kể chuyện” tường thuật “Lễ cưới công chúa Sita” một chủ đề thuộc sử thi Ramayana của Vālmīki; và đài thờ này có liên hệ đến một minh văn của vua Prakāçadharma cũng phát hiện tại Trà Kiệu có niên đại khoảng 657-687CN. Từ đó đưa đến một nhận định mới về nội dung cũng như niên đại của đài thờ Trà Kiệu. | Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 6 160 . 2020 55 SỬ THI RAMAYANA TRONG NGHỆ THUẬT CHAMPA LỄ CƯỚI CÔNG CHÚA SITA THỂ HIỆN TRÊN ĐÀI THỜ TRÀ KIỆU Trần Kỳ Phương 1. Giới thiệu Năm 1901 bàn thờ Trà Kiệu đã được phát hiện tại làng Trà Kiệu huyện Duy Xuyên tỉnh Quảng Nam. Bàn thờ altar này gồm một bộ yoni-linga kết hợp với phần đài thờ hình vuông chế tác bằng sa thạch cứng hiện trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng Ký hiệu . Phần đài thờ pedestal vuông vắn được trang trí tinh xảo với bốn cảnh điêu khắc kể chuyện narrative sculpture . 1 Mặc dù đài thờ đã bị sứt vỡ đôi chỗ nhưng các chi tiết điêu khắc vẫn gây ấn tượng cho người xem và chuyển tải được nội dung nghệ thuật mà các nghệ nhân đã thể hiện trên bốn mặt của đài thờ Hình 1 . Hình 1 Bàn thờ Trà Kiệu. Hiện trưng bày tại Bảo tàng Điêu khắc Chăm Đà Nẵng. Ảnh Trần Kỳ Phương. Hội Khảo cổ học Việt Nam. 56 Tạp chí Nghiên cứu và Phát triển số 6 160 . 2020 Theo trình tự thời gian từ khi đài thờ được phát hiện cho đến nay đã có những giải thích khác nhau về nội dung của bốn cảnh được chạm trên đài thờ Trà Kiệu. Trước hết vào năm 1929 Jean Przyluski diễn giải các cảnh này là minh họa cho truyền thuyết về vua Kaudinya người sáng lập ra Vương quốc Phù Nam vì nó đã xuất hiện trong bia ký của vua Prakāçadharma - Vikrantavarman I được phát hiện ở tháp Mỹ Sơn E6 Przyluski 1930 89-93 . Hai năm sau George Cœdès tiếp tục phân tích những cảnh này và không đồng ý với lối diễn giải của Przyluski. Ông nêu vấn đề là tại sao một số tác giả lại chọn truyền thuyết về sự tạo dựng Vương quốc Phù Nam được liên kết với các vị vua Khmer thời tiền Angkor như là một chủ đề cho các bàn thờ được lập tại kinh đô Champa Sau đó ông xác định những cảnh này như là những minh họa của một tác phẩm văn học thuộc Vaisnavite mà chúng có liên hệ mật thiết với bộ kinh Bhagavatapurana tuy rằng chúng không phản ảnh trung thực nội dung của những bộ kinh đó nhưng ông lại khẳng định rằng những minh họa này kết hợp từ nhiều yếu tố của các bộ kinh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN