tailieunhanh - Cảm thức của Nguyễn Du về Trung Quốc thanh triều trong Bắc hành tạp lụ

Bài viết tiến hành khảo luận về những suy nghĩ, những cảm nhận của Nguyễn Du đối với cảnh sắc con người đặc biệt là văn hoá Trung Quốc từ ghi chép của ông, cho thấy tính phản tư, đối thoại của một Việt nho trên đất Trung Hoa. | TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC ĐÀ LẠT Tập 11 Số 2 2021 43-64 CẢM THỨC CỦA NGUYỄN DU VỀ TRUNG QUỐC THANH TRIỀU TRONG BẮC HÀNH TẠP LỤC Lê Quang Trườnga a Khoa Văn học Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh TP. Hồ Chí Minh Việt Nam Tác giả liên hệ Email lequangtruong@ Lịch sử bài báo Nhận ngày 22 tháng 01 năm 2021 Chấp nhận đăng ngày 25 tháng 02 năm 2021 Xuất bản trực tuyến ngày 16 tháng 4 năm 2021 Tóm tắt Nguyễn Du 1765-1820 tự Tố Như hiệu Thanh Hiên biệt hiệu Hồng Sơn Liệp Hộ người làng Tiên Điền huyện Nghi Xuân Hà Tĩnh. Họ Nguyễn ở Tiên Điền là danh gia vọng tộc riêng gia đình Nguyễn Du có nhiều người làm quan dưới triều Lê-Trịnh. Tập ấm từ cha mình Nguyễn Du được phong Hoằng Tín đại phu Vệ uý xuất thân tước Thu Nhạc bá. Do đó trong thâm cảm của Nguyễn Du việc chịu ơn đức của Lê triều là điều xác tín. Nhưng trong bối cảnh xã hội phức tạp sự thay đổi chóng vánh từ chính quyền Lê-Trịnh sang Tây Sơn rồi lại sang Nguyễn khiến cho Nguyễn Du phải suy tư đến trầm tư thậm chí khép mình sợ tiếp xúc với người lạ khi miễn cưỡng ra làm quan với triều Nguyễn. Năm Gia Long thứ 12 1813 Nguyễn Du được triều đình cử làm chánh sứ sang Thanh tuế cống theo lệ. Trong chuyến đi này Nguyễn Du có tập thơ Bắc hành tạp lục . Gọi là tạp lục ghi chép tạp nhạp nhưng ở đó người ta thấy nổi lên tư tưởng và tình cảm của Nguyễn Du qua những trang ghi chép sinh động điển hình về cảnh sắc con người văn hoá Trung Quốc dưới triều Thanh vua Gia Khánh. Bài viết tiến hành khảo luận về những suy nghĩ những cảm nhận của Nguyễn Du đối với cảnh sắc con người đặc biệt là văn hoá Trung Quốc từ ghi chép của ông cho thấy tính phản tư đối thoại của một Việt nho trên đất Trung Hoa. Từ khóa Bắc hành tạp lục Cảm thức Nguyễn Du Trung Quốc Xâm thực văn hoá. DOI http 2020 Loại bài báo Bài báo nghiên cứu gốc có bình duyệt Bản quyền 2021 Các Tác giả. Cấp phép Bài báo này được cấp phép theo CC BY-NC 43 TẠP CHÍ KHOA HỌC ĐẠI HỌC .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN