tailieunhanh - Phân tích cơ chế gây mưa lớn từ ngày 1/8/2019 đến 5/8/2019 tại Phú Quốc
Trong nghiên cứu này, cơ chế gây mưa lớn tại Phú Quốc từ 1/8–5/8/2019 được phân tích dựa trên số liệu mưa quan trắc, số liệu mưa vệ tinh và số liệu FNL. Kết quả nghiên cứu cho thấy, mưa lớn tại Phú Quốc gắn liền với sự tăng cường mạnh mẽ của gió mùa mùa hè Châu Á, có mối liên hệ chặt chẽ với chỉ số VSMI. | Bài báo khoa học Phân tích cơ chế gây mưa lớn từ ngày 1 8 2019 đến 5 8 2019 tại Phú Quốc Nguyễn Đăng Mậu1 Hoàng Thị Huyền1 Vũ Quốc Tuấn2 1 Viện Khoa học Khí tượng Thủy văn và Biến đổi khí hậu 2 Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia vuquoctuan5895@ Tác giả liên hệ Tel. 84 382072468 Ban Biên tập nhận bài 10 3 2021 Ngày phản biện xong 17 4 2021 Ngày đăng bài 25 5 2021 Tóm tắt Trong nghiên cứu này cơ chế gây mưa lớn tại Phú Quốc từ 1 8 5 8 2019 được phân tích dựa trên số liệu mưa quan trắc số liệu mưa vệ tinh và số liệu FNL. Kết quả nghiên cứu cho thấy mưa lớn tại Phú Quốc gắn liền với sự tăng cường mạnh mẽ của gió mùa mùa hè Châu Á có mối liên hệ chặt chẽ với chỉ số VSMI. Sự tăng cường của gió mùa mùa hè này nằm trong pha hoạt động mạnh của BSISO với chu kì khoảng 30 ngày. Sự hoạt động của dao động nội mùa khiến cho áp thấp ở Ấn Độ và Tây Thái Bình Dương khơi sâu tạo nên khu vực hội tụ gió mạnh tại Phú Quốc và gây ra mưa lớn cho khu vực này. Từ khóa Mưa lớn Dao động nội mùa Hoàn lưu quy mô lớn. 1. Mở đầu Mưa lớn xuất hiện thường xuyên ở Việt Nam từ tháng Tư đến tháng Mười Một và gây ra những hậu quả nghiêm trọng như lũ quét và sạt lở đất 1 8 do đó rất nhiều nghiên cứu đã được thực hiện nhằm tìm hiểu cơ chế gây mưa lớn ở Việt Nam. Mưa lớn ở Bắc Bộ thường được gây ra bởi sự kết hợp của nhiều hình thế thời tiết khác nhau như xoáy thuận nhiệt đới kết hợp với gió đông nam xoáy thuận nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh không khí lạnh kết hợp với hội tụ gió tín phong rãnh thấp nóng phía tây kết hợp với không khí lạnh. 2 3 . Ở Trung Bộ mưa lớn thường gây ra bởi bão áp thấp nhiệt đới dải hội tụ nhiệt đới kết hợp với không khí lạnh hoặc kết hợp với sự hoạt động mạnh của rìa lưỡi áp cao cận nhiệt Thái Bình Dương. Đặc biệt dãy Trường Sơn có vai trò như một bức tường chắn chặn các dòng mực thấp khiến cho mưa ở Trung Bộ thường có cường độ lớn và gây lũ lụt trên phạm vi rộng 4 8 . Ở Nam Bộ mưa chủ yếu .
đang nạp các trang xem trước