tailieunhanh - Nguyên nhân đi lễ chùa của sinh viên trường Đại học Hồng Đức

Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc phỏng vấn bằng bảng hỏi với 107 sinh viên và phỏng vấn sâu với 8 sinh viên đang học tập tại trường Đại học Hồng Đức, bao gồm cả những sinh viên là Phật tử chính thức và những sinh viên không phải là Phật tử. | TẠP CHÍ KHOA HỌC TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC - SỐ NGUYÊN NHÂN ĐI LỄ CHÙA CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HỒNG ĐỨC Hoàng Thị Phương1 TÓM TẮT Nghiên cứu được thực hiện dựa trên việc phỏng vấn bằng bảng hỏi với 107 sinh viên và phỏng vấn sâu với 8 sinh viên đang học tập tại trường Đại học Hồng Đức bao gồm cả những sinh viên là Phật tử chính thức và những sinh viên không phải là Phật tử. Kết quả nghiên cứu cho thấy động cơ chính dẫn đến hành vi đi lễ chùa của sinh viên không liên quan đến thành phần tôn giáo cũng không chỉ đơn thuần là để cầu xin sự ban ơn của đấng bề trên hay có được những giá trị về mặt vật chất mà nhằm tìm kiếm những giá trị tinh thần như sự thanh thản cảm giác tĩnh tâm vui vẻ Ngoài ra hành động đi lễ chùa của sinh viên còn là một hành động truyền thống bởi đó là những thói quen được truyền lại từ thế hệ cha ông do sự tác động ảnh hưởng từ môi trường sống Từ khóa Hành vi đi lễ chùa sinh viên nguyên nhân đi lễ chùa. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Khi nhận định về nguồn gốc của Phật giáo ở Việt Nam các nhà nghiên cứu đều thống nhất rằng đạo Phật được truyền trực tiếp vào Việt Nam từ Ấn Độ theo đường thủy ngay từ đầu Công nguyên. Luy Lâu trị sở quận Giao Chỉ đã sớm trở thành một trung tâm Phật giáo quan trọng. Từ đây có những người như Khương Tăng Hội gốc Trung Á hoặc Mahajivaka nhà sư Ấn Độ đã đi sâu vào Trung Hoa truyền đạo. Lúc này Phật giáo Giao châu mang màu sắc Tiểu thừa Nam tông. Sau này sang thế kỷ IV-V có thêm luồng Phật giáo Đại thừa Bắc tông từ Trung Hoa tràn vào 4 . Đối với Thanh Hóa vào khoảng thế kỷ thứ VI VII đạo Phật đã thịnh hành và đã có ngôi chùa nổi tiếng được ban xá lỵ để dựng tháp thờ Thích Nguyên Phong 2016 . Đến nay ở Việt Nam nói chung và Thanh Hóa nói riêng tôn giáo trong đó có Phật giáo đã ngày càng trở nên phát triển trong nền kinh tế thị trường. Khi đời sống kinh tế phát triển nhiều vấn đề xã hội nảy sinh thì con người cũng tìm đến tôn giáo nhiều hơn. Những người có cuộc sống sung túc tìm đến tôn giáo để đáp ứng nhu cầu tâm linh .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.