tailieunhanh - Áp lực và giải pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam
Áp dụng kiểm soát đặc biệt đối với các dự án, cơ sở có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao, trong đó lồng ghép bộ tiêu chí về môi trường làm cơ sở lựa chọn, sàng lọc loại hình sản xuất và công nghệ sản xuất trong thu hút đầu tư, xem xét, phê duyệt các dự án đầu tư, đảm bảo không thu hút công nghệ sản xuất lạc hậu vào Việt Nam; siết chặt kiểm tra công tác bảo vệ môi trường trong nhập khẩu phế liệu tại các cảng biển; thành lập và duy trì đường dây nóng tiếp nhận thông tin phản ánh về ô nhiễm môi trường; tăng cường thanh tra đột xuất, xử lý điểm nóng về môi trường Mời các bạn cùng tham khảo bài viết để nắm chi tiết về áp lực và giải pháp bảo vệ môi trường ở Việt Nam. | HỘI THẢO QUỐC TẾ PHÁT TRIỂN KINH TẾ VÀ KINH DOANH BỀN VỮNG TRONG ĐIỀU KIỆN TOÀN CẦU HÓA 409 ÁP LỰC VÀ GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG Ở VIỆT NAM Nguyễn Minh Phong Nguyễn Trần Minh Trí Tóm tắt Kinh nghiệm thực tiễn cả trong nước và quốc tế đã đang và sẽ tiếp tục khẳng định Nếu quá trình phát triển kinh tế mà bỏ qua yêu cầu bảo vệ môi trường sẽ không chỉ khiến hiệu quả kinh tế-xã hội thấp chi phí cho hoạt động xử lý ô nhiễm sẽ cao hơn chi phí đầu tư cho các biện pháp kiểm soát ô nhiễm mà còn để lại những di hại về sức khỏe và sinh mạng con người không thể đo đếm bằng tiền. Cuộc chiến bảo vệ môi trường là cuộc chiến không khoan nhượng với lợi ích ích kỷ ăn xổi trước mắt của sự thiếu hiểu biết lòng tham thói vô trách nhiệm và vô cảm của doanh nghiệp và mỗi người vì cuộc sống bình an của cả cộng đồng hiện tại và các thế hệ tương lai Ở Việt Nam các điểm nóng và áp lực bảo vệ môi trường đang ngày càng đa dạng và gia tăng cả về số lượng phạm vi quy mô và cường độ gây ra những hệ lụy ngày càng đắt đỏ tác động xấu ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt và sức khỏe người dân gia tăng gánh nặng chi phí gây thiệt hại về kinh tế xã hội. Thậm chí một số vụ việc gây ô nhiễm môi trường dẫn đến những phản ứng đấu tranh quyết liệt của người dân có khi bùng phát thành các xung đột xã hội gay gắt gây ra nguy cơ bất ổn trật tự an toàn xã hội và nâng thành quan điểm chính trị . Dư luận từng dậy sóng vì trường hợp sông Thị Vải bị ô nhiễm bởi hóa chất thải ra từ nhà máy của công ty bột ngọt Vedan suốt 14 năm liền Đặc biệt vụ ô nhiễm môi trường biển bởi Formosa vào năm 2016 ô nhiễm môi trường đất nước và không khí bởi nhiệt điện Vĩnh Tân. Công ty trách nhiệm hữu hạn lọc hóa dầu Nghi Sơn xả trái phép hơn m3 nước thử thủy lực đường ống dẫn dầu thô ra biển và tình trạng ô nhiễm môi trường tại Nhà máy giấy Lee amp Man Việt Nam Hậu Giang diễn ra trong năm 2018 cũng như vụ cháy gây ô nhiễm thủy ngân ra môi trường của nhà máy bóng đèn và phích nước Rạng Đông Nội trong tháng 9 2019 .
đang nạp các trang xem trước