tailieunhanh - Tư tưởng Phan Bội Châu về giáo dục
Bài viết nghiên cứu về tư tưởng của Phan Bội Châu về mục đích, đối tượng, nội dung và phương pháp giáo dục. Về mục đích của giáo dục trước hết phải giáo dục làm người, giáo dục trang bị cho con người một tinh thần tự lập, một ý chí tiến thủ cao; về đối tượng giáo dục là không phân biệt; nội dung giáo dục phải hướng tới giáo dục toàn diện vừa đức vừa tài; phương pháp giáo dục phải chú trọng ở cả người dạy và người học. | TẠP CHÍ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ Trường Đại học Khoa học ĐH Huế Tập 15 Số 3 2020 TƯ TƯỞNG PHAN BỘI CHÂU VỀ GIÁO DỤC Trần Thị Diễm Phú Trường Đại học Khoa học Đại học Huế Email trandiemphu1995@ Ngày nhận bài 19 6 2019 ngày hoàn thành phản biện 01 7 2019 ngày duyệt đăng 02 10 2019 TÓM TẮT Bài viết nghiên cứu về tư tưởng của Phan Bội Châu về mục đích đối tượng nội dung và phương pháp giáo dục. Về mục đích của giáo dục trước hết phải giáo dục làm người giáo dục trang bị cho con người một tinh thần tự lập một ý chí tiến thủ cao về đối tượng giáo dục là không phân biệt nội dung giáo dục phải hướng tới giáo dục toàn diện vừa đức vừa tài phương pháp giáo dục phải chú trọng ở cả người dạy và người học. Phan Bội Châu cho rằng giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với vận mệnh đất nước. Từ khóa Giáo dục Phan Bội Châu phát triển. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Phan Bội Châu 1867 1940 là nhà thơ nhà văn nhà cách mạng nhà giáo có ảnh hưởng lớn đến sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam nửa đầu thế kỉ XX. Nhiều tác phẩm tư tưởng của ông hiện nay vẫn còn đầy ắp giá trị trong công cuộc xây dựng và đổi mới đất nước trong đó có những tư tưởng về giáo dục. Phan Bội Châu nhận thức được rằng giáo dục là khuôn đúc con người là sinh mệnh của dân còn dân là sinh mệnh của nước sự tồn vong và hưng thịnh của đất nước một phần phụ thuộc vào sự nghiệp nâng cao dân trí đào tạo và bồi dưỡng nhân tài. Ông viết Thời bao nhiêu sự nghiệp to lớn thảy ở tay bình dân làm nên mà bình dân sở dĩ làm được sự nghiệp lớn tất trước phải có giáo dục 7 . Trong khi đó thực dân Pháp lại tiến hành một nền giáo dục lai căng què quặt lạc hậu để đồng hóa nhân dân ta dưới một cái vỏ bọc gọi là khai hóa cho dân tộc ta. Từ việc phê phán nền giáo dục mà thực dân Pháp áp đặt ở nước ta Phan Bội Châu đã nêu lên những yêu cầu về một nền giáo dục mới như mục đích đối tượng nội dung phương pháp như sau. 191 Tư tưởng Phan Bội Châu về giáo dục 2. MỤC ĐÍCH CỦA GIÁO DỤC Phan Bội Châu khẳng định Chúng ta sở dĩ học là cốt để học làm .
đang nạp các trang xem trước