tailieunhanh - Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản 3

Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản và Trung Quốc 3 3. Phan Bội Châu và Washington Tình trạng các tư tưởng đa nguyên giao lưu tác động lẫn nhau này còn có thể tìm thấy trong các tác phẩm viết về hình tượng Washington- người lập quốc nước Mỹ. Nhìn lại quá trình tiếp nhận hình tượng Washington ở các nước Đông Á, ta có thể thấy rằng chính các giáo sĩ truyền giáo phương Tây đã mang tư tưởng của Washington truyền bá vào Trung Quốc. Năm 1838 tại đây công bố bài. | Phan Bội Châu và mối quan hệ mật thiết với Nhật Bản và Trung Quốc 3 3. Phan Bội Châu và Washington Tình trạng các tư tưởng đa nguyên giao lưu tác động lẫn nhau này còn có thể tìm thấy trong các tác phẩm viết về hình tượng Washington- người lập quốc nước Mỹ. Nhìn lại quá trình tiếp nhận hình tượng Washington ở các nước Đông Á ta có thể thấy rằng chính các giáo sĩ truyền giáo phương Tây đã mang tư tưởng của Washington truyền bá vào Trung Quốc. Năm 1838 tại đây công bố bài Giản Lược Ngôn Hành Washington trên tờ Đông Tây Dương Khảo số tháng giêng. Ngoài ra có rất nhiều giáo sĩ trong quá trình dịch giới thiệu lịch sử nước Mỹ cũng đã đề cập tới Washington. Từ năm 1842 trở đi hình tượng Washington đã chính thức du nhập vào giới trí thức Trung Quốc do đó trong các tác phẩm Hải Quốc Đồ Chí của Ngụy Nguyên 1792-1857 Doanh Hoàn Chí Lược của Từ Kế Dư 17951873 Tiêu Cổ Đường Văn Tập - Hải Ngoại Lưỡng Dị Nhân Truyện của Tưởng Đôn Phục 1808-1867 cuốn Washington Truyện của Lý Nhữ Khiêm 1852-1909 và Thái Quốc Chiêu . đều có những phần ký lục hoặc miêu thuật về ngôn hành của Washington. Trong đó có lẽ gây ảnh hưởng lớn nhất là cuốn Doanh Hoàn Chí Lược của Từ Kế Dư. Dưới ngòi bút của ông này Washington được ví như hình tượng Nghiêu Thuấn ở nước ngoài. Sử sách Trung Quốc về sau khi viết về Washington đại thể đều như vậy lần lượt trích dẫn hoặc thêm thắt cho phong phú thêm. Từ năm 1855 trở đi Washington được nhiều người Nhật biết tới chẳng hạn Otsuki Tsunesuke 1818-1857 với cuốn Viễn Tây Kỷ Lược Kitagawa Naokai với cuốn America Độ Hải Nhật Ký Suzuki Yaken với cuốn Washington Quân Ký Oka Shenjin 1833-1914 và Kono Michiyuki 1842-1916 trong cuốn Mễ Lợi Kiên Chí ông Okamoto Kansuke 1839-1904 với cuốn Vạn Quốc Sự Ký . lần lược trích dịch về tư liệu hoặc truyền ký về cuộc đời của Washington. Nhờ vào sự tuyên truyền vận động của các nhân sĩ và trí thức Trung-Nhật cao trào biên dịch truyền ký Washington đã hình thành và phát triển mạnh mẽ ở khu vực Đông Á đầu thế kỷ XIX. Phan Bội Châu đã

TỪ KHÓA LIÊN QUAN