tailieunhanh - Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật: Bài 7 - ThS. Đào Ngọc Báu

"Bài giảng Lý luận Nhà nước và pháp luật - Bài 7: Luật dân sự" được biên soạn giúp người học khái niệm luật dân sự; quyền sở hữu; nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm nhân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự; quyền thừa kế. | BÀI 7 LUẬT DÂN SỰ Giảng viên Ths. Đào Ngọc Báu 1 MỤC TIÊU BÀI HỌC Giúp học viên nắm được đối tượng điều chỉnh và phương pháp điều chỉnh. Học viên được trang bị kiến thức liên quan đến quyền sở hữu nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm dân sự. Học viên nắm được các quy định của pháp luật liên quan đến quyền thừa kế và có thể vận dụng những kiến thức ấy trong việc phân chia thừa kế trong thực tế. 2 CẤU TRÚC NỘI DUNG . Khái niệm Luật Dân sự . Quyền sở hữu . Nghĩa vụ dân sự và trách nhiệm nhân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự. . Quyền thừa kế 3 . KHÁI NIỆM LUẬT DÂN SỰ . Đối tượng . Phương điều chỉnh pháp điều chỉnh 4 . ĐỐI TƯỢNG ĐIỀU CHỈNH Luật Dân sự điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân phát sinh trong đời sống xã hội Quan hệ tài sản được Luật Dân sự điều chỉnh là quan hệ giữa các cá nhân tổ chức liên quan đến việc chiếm hữu sử dụng định đoạt một tài sản nhất định nhằm thỏa mãn nhu cầu vật chất cho tiêu dùng và sinh hoạt. Quan hệ nhân thân là quan hệ giữa các chủ thể liên quan đến quyền nhân thân của mỗi cá nhân đó là quyền dân sự gắn liền với mỗi cá nhân không thể chuyển giao cho người khác như quyền đối với họ tên hình ảnh bí mật đời tư quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo. Luật Dân sự là một ngành luật độc lập trong hệ thống pháp luật Việt Nam bao gồm tổng thể các quy phạm pháp luật điều chỉnh các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân trên cơ sở bình đẳng độc lập của các chủ thể tham gia vào quan hệ đó. 5 . PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH Luật Dân sự sử dụng phương pháp bình đẳng thỏa thuận và phương pháp tự định đoạt tự chịu trách nhiệm để điều chỉnh các quan hệ pháp luật đó thể hiện Luật Dân sự chỉ thừa nhận những giao dịch được thực hiện trên cơ sở bình đẳng giữa các bên nếu có sự áp đặt ý chí hoặc ra lệnh thì giao dịch đó bị coi là vô hiệu. Trong khuôn khổ pháp luật nhà nước trao cho các chủ thể quyền tự định đoạt và tự nguyện tham gia vào các quan hệ dân sự lựa chọn