tailieunhanh - Bài giảng Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương 5: Nhà nước và pháp luật chủ nô
Bài giảng "Lý luận nhà nước và pháp luật - Chương 5: Nhà nước và pháp luật chủ nô" cung cấp cho người học các kiến thức: Nhà nước chủ nô, pháp luật chủ nô. Đây là tài liệu hữu ích dành cho các bạn sinh viên và những ai quan tâm dùng làm tài liệu nghiên cứu. | CHƯƠNG V NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHỦ NÔ 1. NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ Cơ sở kinh tế - xã hội và bản chất của nhà nước chủ nô. Nhà nước chủ nô ra đời, tồn tại và phát triển dựa trên các quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại 2 giai cấp cơ bản: giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Giai cấp chủ nô là giai cấp thống trị mặc dù chỉ là thiểu số trong xã hội nhưng nắm hầu hết tư liệu sản xuất của xã hội và cả bản thân người lao động là nô lệ. Giai cấp nô lệ mặc dù chiếm đại đa số trong xã hội nhưng do không có tư liệu sản xuất trong tay và không làm chủ ngay cả chính bản thân mình nên họ hoàn toàn phụ thuộc vào giai cấp chủ nô cả về thể xác và tinh thần. Ngoài ra, trong xã hội còn có các tầng lớp khác: nông dân tư hữu, những người thợ thủ công, những người buôn bán. Nhà nước chủ nô cũng có 2 bản chất: tính giai cấp và tính xã hội. * Tính giai cấp Nhà nước chủ nô là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị mọi mặt của giai cấp chủ nô đối với nô lệ và các tầng lớp nhân dân lao động trong xã hội, duy trì tình trạng bất bình đẳng giữa chủ nô với nô lệ với các tầng lớp nhân dân lao động khác. và Ph. Ăngghen đã căn cứ vào những đặc điểm cụ thể để phân biệt chế độ nô lệ phương tây cổ điển và chế độ nô lệ phương đông cổ đại. Chế độ nô lệ phương tây cổ điển (hay còn gọi là chế độ nô lệ Hy - La) được đặc trưng bởi tính điển hình của phương thức sản xuất chiếm hữu nô lệ. Trong loại hình xã hội này nô lệ chiếm số lượng đông đảo trong xã hội và là lực lượng lao động chủ yếu của xã hội, mà thực chất là cho chủ nô. Sự bóc lột của chủ nô đối với nô lệ là phổ biến và điển hình. Chế độ nô lệ phương Đông cổ đại hay còn gọi là chế độ nô lệ gia trưởng là loại hình xã hội còn duy trì nhiều tàn dư của chế độ công xã thị tộc. Trong chế độ này, nô lệ không phải là lực lượng lao động chính, sản xuất ra của cải, hàng hoá cho chủ nô mà hầu hết làm công việc trong nhà. Lực lượng lao động chính của xã hội là các thành viên công xã nông thôn (nông nô), về địa vị xã hội, họ . | CHƯƠNG V NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CHỦ NÔ 1. NHÀ NƯỚC CHỦ NÔ Cơ sở kinh tế - xã hội và bản chất của nhà nước chủ nô. Nhà nước chủ nô ra đời, tồn tại và phát triển dựa trên các quan hệ sản xuất chiếm hữu nô lệ. Trong xã hội chiếm hữu nô lệ tồn tại 2 giai cấp cơ bản: giai cấp chủ nô và giai cấp nô lệ. Giai cấp chủ nô là giai cấp thống trị mặc dù chỉ là thiểu số trong xã hội nhưng nắm hầu hết tư liệu sản xuất của xã hội và cả bản thân người lao động là nô lệ. Giai cấp nô lệ mặc dù chiếm đại đa số trong xã hội nhưng do không có tư liệu sản xuất trong tay và không làm chủ ngay cả chính bản thân mình nên họ hoàn toàn phụ thuộc vào giai cấp chủ nô cả về thể xác và tinh thần. Ngoài ra, trong xã hội còn có các tầng lớp khác: nông dân tư hữu, những người thợ thủ công, những người buôn bán. Nhà nước chủ nô cũng có 2 bản chất: tính giai cấp và tính xã hội. * Tính giai cấp Nhà nước chủ nô là công cụ bạo lực để duy trì sự thống trị mọi mặt của giai cấp chủ nô đối với nô lệ và các tầng lớp nhân .
đang nạp các trang xem trước