tailieunhanh - Tóm tắt luận án Tiến sĩ Hóa hữu cơ: Tổng hợp một số dung môi sâu trên cơ sở 2-alkylbenzimidazole, choline chloride và ứng dụng tách chiết Omega-3,6,9 trong mỡ cá basa ở Đồng bằng Sông Cửu Long

Đề tài nghiên cứu đã khảo sát thành phần, hàm lượng acid béo trong mỡ cá basa bằng dung môi truyền thống và xây dựng qui trình tách acid béo ra khỏi phụ phẩm của quá trình chế biến phile cá basa; nghiên cứu tổng hợp các dung môi sâu (Deep Eutectic Solvent) trên cơ sở choline chloride với urea và đồng đẳng (methylurea, thiourea và methylthiourea) xác định tính chất của chúng, . Mời các bạn cùng tham khảo. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM HỌC VIỆN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ LÊ THỊ THANH XUÂN TỔNG HỢP MỘT SỐ DUNG MÔI SÂU TRÊN CƠ SỞ 2-ALKYLBENZIMIDAZOLE CHOLINE CHLORIDE VÀ ỨNG DỤNG TÁCH CHIẾT OMEGA-3 6 9 TRONG MỠ CÁ BASA Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG Chuyên ngành Hóa hữu cơ Mã số 9 44 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ HÓA HỮU CƠ 2021 Công trình được hoàn thành tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Người hướng dẫn khoa học 1 PGS. TS. Hồ Sơn Lâm Người hướng dẫn khoa học 2 TS. Cù Thành Sơn Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Học viện họp tại Học viện Khoa học và Công nghệ - Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vào hồi giờ . ngày tháng năm 2021 . Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Học viện Khoa học và Công nghệ - Thư viện Quốc gia Việt Nam 1 MỞ ĐẦU Hiện nay nghề nuôi cá đặc biệt là cá basa cá tra catfish phát triển mạnh ở khu vực Đồng bằng Sông Cửu Long đáp ứng được nhu cầu tiêu thụ trong nước và làm nguyên liệu cho chế biến xuất khẩu thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên cá basa cá tra chủ yếu được sử dụng phần thịt phile cho xuất khẩu và loại mỡ nguyên sinh cho thị trường trong nước. Các phụ phẩm của qui trình chế biến như đầu xương mỡ được tận dụng một cách hiệu quả. Dạng phụ phẩm này từ trước đến nay được dùng làm phân bón hoặc thức ăn gia súc. Nếu không có biện pháp xử lý phù hợp thì không chỉ lãng phí nguồn dinh dưỡng chứa trong đó mà còn trở thành nguồn gây ô nhiễm cho môi trường. Trong vài năm gần đây ở Việt Nam có một số công trình nghiên cứu tách các hợp chất omega bằng các phương pháp như Thủy giải lipid trong môi trường kiềm và kết tủa urea hoặc sử dụng phương pháp kết tinh phân đoạn ở nhiệt độ thấp nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của quá trình chế biến cá da trơn. Nhưng nhìn chung các kết quả chỉ mới mang tính chất thăm dò chưa có công trình nghiên cứu tách các hợp chất Omega-3 6 9 khỏi hỗn hợp acid béo .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.