tailieunhanh - Ứng dụng vạt cơ xương vai tái tạo tổn khuyết vùng hàm mặt: Báo cáo hai ca bệnh

Bài viết trình bày báo cáo hai bệnh nhân được phẫu thuật tái tạo tổn khuyết hàm mặt bằng vạt cơ xương vai. Phẫu thuật tái tạo trong điều trị ung thư đầu cổ hiện nay đang phát triển mạnh mẽ tại các trung tâm điều trị ung thư trong nước và trên thế giới. Sự phát triển về kỹ thuật tái tạo, mở rộng các vật liệu tái tạo giúp chúng ta có nhiều lựa chọn hơn để thích ứng với yêu cầu điều trị, nhằm nâng cao chất lượng điều trị và cải thiện kết quả điều trị trên từng người bệnh. | ĐẦU VÀ CỔ ỨNG DỤNG VẠT CƠ XƯƠNG VAI TÁI TẠO TỔN KHUYẾT VÙNG HÀM MẶT BÁO CÁO HAI CA BỆNH TRẦN THANH PHƯƠNG1 NGUYỄN VIỆT DŨNG2 PHẠM DUY HOÀNG3 LÊ VĂN CƯỜNG4 NGUYỄN HỮU PHÚC5 NGUYỄN ĐỨC HƯƠNG6 ĐỖ NGUYỄN TUẤN KHANH6 NGUYỄN ĐĂNG KHOA6 TÓM TẮT Mục tiêu Báo cáo hai bệnh nhân được phẫu thuật tái tạo tổn khuyết hàm mặt bằng vạt cơ xương vai. Bệnh nhân Hai bệnh nhân gồm bệnh nhân hoại tử xương hàm dưới sau xạ trị ung thư vòm và bệnh nhân ung thư da dạng gai bào vùng má xâm lấn xương hàm trên và một phần xương gò má được tái tạo khuyết hỗng vùng hàm mặt sau cắt rộng bằng vạt cơ xương vai được hồi cứu về mức độ tổn khuyết kỹ thuật tái tạo các biến chứng sự phục hồi về chức năng và thẩm mỹ qua theo dõi và đánh giá lâm sàng. Kết quả Cả hai bệnh nhân có tổn khuyết rộng vùng hàm mặt cần tái tạo ngay bệnh nhân thứ nhất có tổn khuyết xương hàm dưới sau cắt bỏ được tái tạo bằng vạt cơ xương vai có cuống mạch liền bệnh nhân thứ hai với tổn khuyết rộng của xương hàm trên - gò má và da - phần mềm hàm trên được tái tạo bằng vạt phức hợp da- cơ- xương vai tự do. Cả hai bệnh nhân được tái tạo thành công và không có biến chứng trên vùng cho vạt kết quả về phục hồi chức năng và thẩm mỹ tốt. Trên bệnh nhân thứ hai xảy ra nhiễm trùng gây hoại tử một phần nông của vạt da ghép cần được điều trị nội khoa và ghép da rời. Kết luận Đây là kỹ thuật khả thi an toàn và rất hiệu quả là lựa chọn phù hợp và đáng tin cậy để tái tạo cho các trường hợp tổn khuyết hàm mặt lớn giúp bảo tồn các chức năng và hình thể của vùng hàm mặt. ABSTRACT Scapula osteomuscular flap reconstruction of the postablative maxillofacial defect Two cases report Objective To describe two patients who underwent maxillofacial reconstruction using the scapula osteomuscular flap. Patients and method The first patient with mandibular radionecrosis caused by radiation therapy prescribed to cure a nasopharynx cancer the second patient with squamous cell skin cancer tumor which invades maxilla and a part of zygomatic body. Two cases of .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.