tailieunhanh - Công thức bạch cầu của máu ngoại vi cùng các cơ quan tạo máu ở loài cá lóc đồng Channa striata (Bloch, 1793) và lươn Monopterus albus (Zuiew, 1793) thu từ Vườn quốc gia Cát Tiên (Việt Nam)
Hiện nay có một số lượng đáng kể các công bố được dành cho nghiên cứu về bạch cầu cá, hầu hết trong số đó mô tả các tế bào bạch cầu của các loài cá có xương [1÷8]. Các tế bào bạch cầu với sự đa dạng, phong phú về chủng loại đều là các thành phần miễn dịch tế bào cơ bản. Mục đích nghiên cứu này là khảo sát thành phần bạch cầu máu và các cơ quan tạo máu của cá lóc đồng Channa striata và lươn Monopterus albus thu từ Vườn Quốc gia Cát Tiên (Việt Nam). | Nghiên cứu khoa học công nghệ CÔNG THỨC BẠCH CẦU CỦA MÁU NGOẠI VI CÙNG CÁC CƠ QUAN TẠO MÁU Ở LOÀI CÁ LÓC ĐỒNG Channa striata Bloch 1793 VÀ LƯƠN Monopterus albus Zuiew 1793 THU TỪ VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN VIỆT NAM GORDEEV . 1 2 MIKRYAKOV . 3 SUVOROVA . 3 1. LỜI NÓI ĐẦU Hiện nay có một số lượng đáng kể các công bố được dành cho nghiên cứu về bạch cầu cá hầu hết trong số đó mô tả các tế bào bạch cầu của các loài cá có xương 1 8 . Các tế bào bạch cầu với sự đa dạng phong phú về chủng loại đều là các thành phần miễn dịch tế bào cơ bản. Tế bào bạch cầu trưởng thành bao gồm 5 loại chính tế bào lympho bạch cầu đơn nhân bạch cầu trung tính bạch cầu ái toan bạch cầu ái kiềm. Tùy thuộc vào khả năng bắt màu của các hạt chất tế bào mà chúng được chia thành bạch cầu không hạt chưa trưởng thành - gồm tế bào lympho và bạch cầu đơn nhân và bạch cầu hạt - gồm bạch cầu trung tính bạch cầu ái toan và bạch cầu ái kiềm. Ngoài ra trong công thức bạch cầu của những tiêu bản máu đặc biệt là tiêu bản các cơ quan có cả các dạng nguyên bào hay tế bào non tế bào chưa trưởng thành . Như chúng ta đã biết công thức bạch cầu khá khác nhau ở những loài cá khác nhau sống trong cùng một thủy vực 9 10 cũng như trong giới hạn của cùng một loài 11 . Mặc dù có những thông tin dữ liệu về thành phần bạch cầu của các loài cá khác nhau nhưng lại không có nhiều tài liệu được công bố về các loài sống ở khu vực Đông Nam Á 12 17 . Nghiên cứu về những loài cá này rất quan trọng cho sự phát triển nuôi trồng thủy sản ở khu vực này. Để có thể thành công trong việc nuôi cá cần phải có nghiên cứu toàn diện về cơ thể cá trong đó bao gồm các tế bào bạch cầu và các cơ quan tạo máu. Một nghiên cứu cần thiết như vậy sẽ giúp cho việc nắm bắt hướng sắp xếp lại hình thái thành phần tế bào bạch cầu trong quá trình thích nghi của cá với các điều kiện sống khác nhau. Việc tích lũy dữ liệu cho phép thực hiện nghiên cứu so sánh về thành phần định lượng và định tính bạch cầu ở cá sống trong các điều kiện môi trường khác .
đang nạp các trang xem trước