tailieunhanh - Khảo sát khả năng khử mùi của các tập đoàn vi sinh vật làm giàu từ các mẫu nước và bùn thải

Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của việc sử dụng dung dịch chứa các tập đoàn vi sinh vật (VSV) đã làm giàu để khử mùi hôi do khí NH3, H2S sinh ra trong chuồng gà, chuồng lợn tại một hộ chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy mùi hôi của chuồng gà giảm rõ rệt sau khi phun, xịt dung dịch VSV. Nồng độ khí H2S và NH3 giảm tới 95%, 99% và có tác dụng sau 2 ngày. Tại chuồng lợn, nồng độ các khí NH3, H2S giảm ít hơn, sau 3 giờ phun dung dịch VSV nồng độ khí H2S và NH3 giảm tương ứng 55,5% và 50%. | Khảo sát khả năng khử mùi của các tập đoàn vi sinh vật làm giàu từ các mẫu nước và bùn thải Hóa học và Kỹ thuật môi trường KH¶O S¸T KH¶ N¨NG Khö Mïi cña C¸C TËP ®OµN VI SINH VËT LµM GIµU Tõ C¸C MÉU N­íc vµ bïn th¶i BÙI THỊ THU HÀ, NGUYỄN THỊ TÂM THƯ Tóm tắt: Nghiên cứu này đánh giá hiệu quả của việc sử dụng dung dịch chứa các tập đoàn vi sinh vật (VSV) đã làm giàu để khử mùi hôi do khí NH3, H2S sinh ra trong chuồng gà, chuồng lợn tại một hộ chăn nuôi. Kết quả nghiên cứu cho thấy mùi hôi của chuồng gà giảm rõ rệt sau khi phun, xịt dung dịch VSV. Nồng độ khí H2S và NH3 giảm tới 95%, 99% và có tác dụng sau 2 ngày. Tại chuồng lợn, nồng độ các khí NH3, H2S giảm ít hơn, sau 3 giờ phun dung dịch VSV nồng độ khí H2S và NH3 giảm tương ứng 55,5% và 50%. Để giảm hoàn toàn mùi hôi và kéo dài tác dụng khử mùi cần nhiều nghiên cứu sâu hơn nữa. Từ khóa: Sinh học, Vi sinh vật, Chất thải chăn nuôi, Khử mùi. NH3, H2S. 1. MỞ ĐẦU Chất thải gia súc, gia cầm sinh ra trong quá trình chăn nuôi là nguyên nhân gây ra mùi hôi thối và là môi trường sinh sản các loại côn trùng (ruồi, nhặng ). Phân, nước tiểu của động vật sau khi thải ra môi trường ở điều kiện bình thường nếu không được thu gom, xử lý một cách hợp lý sẽ nhanh chóng bị VSV phân hủy tạo ra các hợp chất có khả năng gây độc cho vật nuôi, con người và môi trường. Chăn nuôi là ngành tạo ra nhiều khí thải. Theo thống kê có hơn 170 chất khí có hàm lượng khác nhau có thể sinh ra từ quá trình chăn nuôi. Điển hình là các khí H2S, NH3, mecaptan, CH4, CO2, NO2, NO. trong đó các khí NH3 và H2S là tác nhân gây mùi nhiều nhất. NH3 dễ hòa tan trong nước nên dễ dàng thấm vào niêm mạc, gây kích ứng, gây chảy nước mắt, nước mũi, co thắt thanh quản, gây ho. NH3 là chất khí gây mùi dễ nhận biết ở nồng độ 5 - 50 ppm, khi nồng độ tăng lên hơn 100 - 500 ppm gây kích ứng niêm mạc, tăng tiết dịch ở mắt. H2S là chất khí không màu được sinh ra trong quá trình khử các hợp chất chứa S có ở chất .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN
crossorigin="anonymous">
Đã phát hiện trình chặn quảng cáo AdBlock
Trang web này phụ thuộc vào doanh thu từ số lần hiển thị quảng cáo để tồn tại. Vui lòng tắt trình chặn quảng cáo của bạn hoặc tạm dừng tính năng chặn quảng cáo cho trang web này.