tailieunhanh - Tính bất quy phạm trong thơ chữ Hán Nguyễn Du (trường hợp Thanh Hiên thi tập)

Bài viết tập trung tìm hiểu tính bất quy phạm trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du ở những phương diện như hình tượng thiên nhiên, hình tượng con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật. | 66 Khoa hoïc Xaõ hoäi vaø Nhaân vaên TÍNH BẤT QUY PHẠM TRONG THƠ CHỮ HÁN NGUYỄN DU (TRƯỜNG HỢP THANH HIÊN THI TẬP) Bùi Thanh Thảo * Tóm tắt Nguyễn Du là một trong số những nhà thơ xuất sắc của nền văn học trung đại Việt Nam, tác phẩm của ông là đối tượng chưa bao giờ cũ đối với người nghiên cứu. Thơ ông vừa chứa những đặc điểm của văn học trung đại, vừa phá vỡ những đặc điểm ấy. Trong bài viết này, chúng tôi tìm hiểu tính bất quy phạm trong Thanh Hiên thi tập của Nguyễn Du ở những phương diện như hình tượng thiên nhiên, hình tượng con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật, Kết quả nghiên cứu này càng khẳng định tài năng và sự sáng tạo của Nguyễn Du, đồng thời khẳng định tính bất quy phạm như là một đặc điểm luôn tồn tại song hành với tính quy phạm của văn học trung đại Việt Nam. Từ khóa: Tính quy phạm, tính bất quy phạm, hình tượng thiên nhiên, hình tượng con người, thời gian nghệ thuật, không gian nghệ thuật. Abstract Nguyễn Du is one of the excellent poets of the Vietnamese Medieval Literature. His masperpieces are never old to researchers. His poetry both bears and breaks medieval features. In this writing, the nonnormativeness in Thanh Hiên thi tập of Nguyễn Du is studied in some aspects of the natural and human image, artistic time and space. The result of this study affirms both Nguyen Du’s talent and creativeness; and concurrently affirms that the non-normativeness always exists paralelly with the normativeness of Vietnamese Medieval Literature. Keywords: Normative, non-normative, natural image, human image, artistic time, artistic space. 1. Mở đầu Tính quy phạm trong văn học trung đại là thuật ngữ chỉ những khuôn thước, kiểu mẫu sẵn có, chúng tồn tại như là những nguyên tắc bắt buộc đối với nhà văn nhà thơ. Những quy phạm này rất chặt chẽ, từ ngôn ngữ, thể loại, người sáng tác, mục đích sáng tác, đề tài, ngôn từ cho đến nội dung văn học, chúng nhằm phục vụ mục đích chung là chở đạo, giáo huấn, nói chí của người quân tử. Tất cả những điều đó

TỪ KHÓA LIÊN QUAN