tailieunhanh - Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu các điều kiện nuôi cấy thu sinh khối và các phương pháp thu hoạch, bảo quản tảo Spirulina platensis
Hiện nay hàng loạt các công nghệ nuôi trồng, thu hoạch, chế biến sinh khối vi tảo, các loại công nghệ này đang không ngừng được hoàn thiện, hạ giá thành và nâng cao chất lượng sinh khối, mặt khác sử dụng vi tảo đang được mở rộng trong các lĩnh vực như dùng làm thức ăn bổ dưỡng cho người và thức ăn cho động vật, đặc biệt là các ngành nuôi trồng thủy sản, nguồn phân bón sinh học, năng lượng sạch, các hóa chất trong công nghiệp và dược phẩm, xử lý môi trường. | Theo nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Sơn (2000) hàm lượng sắc tố phycocyanin có trong 10g sinh khối khô là 1500-2000 mg. Qua bảng trên ta thấy môi trường nuôi cấy khác nhau thì hàm lượng phycocyanin có trong mẫu cũng khác nhau. Trong môi trường Zarrouk thì hàm lượng phycocyanin là cao nhất đạt 56,75 mg/g, còn trong môi trường rỉ đường và mẫu sau khi siêu âm 3 ngày thì nồng độ phycocyanin là 53,3 mg/g và 47,83 mg/g. Qua đó ta thấy mẫu tảo sau khi siêu âm để thu hoạch và đã được phục hồi sau 3 ngày thì hàm lượng phycocyanin có trong mẫu cũng không khác gì lắm so với các mẫu nuôi ở môi trường khác, do đó ta có thể thu hoạch tảo bằng phương pháp siêu âm mà chất lượng thành phần các chất có trong tảo cũng được đảm bảo. Kết quả thu được cho thấy chủng tảo nuôi cấy của chúng tôi cũng cho kết quả khác với nghiên cứu của Hoàng Nghĩa Sơn đã công bố (2000). Theo nghiên cứu của Phan Văn Dân (2009) thì hàm lượng phycocyanin của mẫu khi nuôi dưới ánh nắng có sục khí với tốc độ 0,1m/s đạt 50,26mg/g, mẫu khi nuôi dưới điều kiện có mái che và sục khí với vận tốc 0,1m/s thì đạt hàm lượng cao hơn là 121,25mg/g. Nhìn chung các mẫu chúng tôi nuôi ở các môi trường khác nhau cũng cho hàm lượng phycocyanin tương đối so với các nghiên cứu khác.
đang nạp các trang xem trước