tailieunhanh - Đa dạng sinh học thú, chim, bõ sát và lưỡng cư ở khu bảo tồn rừng sến Tam Quy, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa
Những nghiên cứu về đa dạng sinh học rừng STQ chưa được chú trọng, hiện mới chỉ có một số nghiên cứu của sinh viên khoa Lâm sinh trường Đại học Lâm nghiệp. Chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về thành phần các loài động vật ở đây. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu thành phần loài thú, chim, bò sát và lưỡng cư nhằm góp thêm các dẫn liệu về đa dạng sinh học và giá trị bảo tồn rừng STQ, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐA DẠNG SINH HỌC THÖ, CHIM, BÕ SÁT VÀ LƢỠNG CƢ Ở KHU BẢO TỒN RỪNG SẾN TAM QUY, HUYỆN HÀ TRUNG, TỈNH THANH HÓA NGUYỄN KIM TIẾN Trường Đại học Hồng Đức Khu bảo tồn (KBT) rừng Sến Tam Quy (STQ) tỉnh Thanh Hóa có toạ độ 20o00’00”_ 20 01’00” vĩ độ Bắc và 105o47’30” kinh độ Đông, thuộc địa phận 3 xã: Hà Lĩnh, Hà Tân, Hà Đông huyện Hà Trung. Địa hình núi đất với thành phần đá mẹ phức tạp, chủ yếu là đá phấn (Alơrolit) với thành phần hoá học chính là silic, limon, thạch anh và một số khoáng vật. Diện tích vùng lõi rừng STQ hơn 500 ha, là loại rừng thuần, gồm có Sến, Lim, Dẻ, Sổ, Thông, Muồng, trong đó chủ yếu là diện tích trồng Sến với 349 ha. Vùng đệm bao gồm diện tích 795,5 ha bao quanh KBT trong đó phần lớn là rừng thông (672,5 ha) [10]. o Theo Trạm Khí tượng Thủy văn huyện Hà Trung, rừng STQ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhiệt độ trung bình năm 26,8oC, thấp nhất 6oC (tháng 1), cao nhất 410C (tháng 8). Tổng lượng mưa trung bình năm 1600 mm, trung bình tháng 138,12 mm (tháng cao nhất: 305,3 mm, thấp nhất: 20,7 mm). Độ ẩm không khí trung bình tháng 85,05% (tháng cao nhất: 90%, tháng thấp nhất: 79%). Khí hậu chia thành 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, khô và mùa hè nóng và mưa [10]. Những nghiên cứu về đa dạng sinh học rừng STQ chưa được chú trọng, hiện mới chỉ có một số nghiên cứu của sinh viên khoa Lâm sinh trường Đại học Lâm nghiệp. Chưa có một nghiên cứu đầy đủ nào về thành phần các loài động vật ở đây. Vì vậy, chúng tôi chọn nghiên cứu thành phần loài thú, chim, bò sát và lưỡng cư nhằm góp thêm các dẫn liệu về đa dạng sinh học và giá trị bảo tồn rừng STQ, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hóa. I. PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Nghiên cứu được thực hiện trong hai giai đoạn: giai đoạn 1: từ tháng 10 năm 2011 đến tháng 4 năm 2012; giai đoạn 2: từ tháng 10/2013 đến tháng 8/2014, mỗi tháng đi nghiên cứu thực địa từ 2-7 ngày. 1. Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được thực hiện ở 7 địa điểm, với 16 tuyến quan
đang nạp các trang xem trước