tailieunhanh - Đặc điểm phân loại chi Chặc chìu (tetracera l.) ở Việt Nam

Nội dung bài viết trình bày chuyên sâu và đầy đủ để thống nhất, phục vụ việc biên soạn bộ sách Thực vật chí Việt Nam về họ Sổ và cho những nghiên cứu có liên quan. | HỘI NGHỊ KHOA HỌC TOÀN QUỐC VỀ SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT LẦN THỨ 6 ĐẶC ĐIỂM PHÂN LOẠI CHI CHẶC CHÌU (Tetracera L.) Ở VIỆT NAM HÀ MINH TÂM, PHÍ THỊ MAI LINH Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 NGUYỄN DUY HƯNG Trường THPT Hùng An, Bắc Quang, Hà Giang Chi Chặc chìu (Tetracera L.) thuộc họ Sổ (Dilleniaceae Salisb.) có khoảng 45 loài, phân bố chủ yếu ở vùng nhiệt đới. Ở Việt Nam, chi này hiện biết có 5 loài, trong đó có 4 loài được sử dụng làm thuốc. Cho đến nay, đã có một số công trình đề cập đến chi Chặc chìu ở Việt Nam, nhưng vẫn chưa đầy đủ và thật sự có hệ thống, về phân loại vẫn còn có những ý kiến chưa thống nhất [1], [3], [4]. Do đó, cần có một công trình nghiên cứu chuyên sâu và đầy đủ để thống nhất, phục vụ việc biên soạn bộ sách Thực vật chí Việt Nam về họ Sổ và cho những nghiên cứu có liên quan. I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Đối tượng nghiên cứu: Gồm tất cả các taxon thuộc chi Chặc chìu (Tetracera L.) ở Việt Nam, dựa trên cơ sở là tư liệu và mẫu nghiên cứu được lưu giữ tại phòng tiêu bản thực vật Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật (HN), Trường Đại học Khoa học tự nhiên - Đại học quốc gia Hà Nội (HNU) và các mẫu vật sống trong quá trình điều tra thực địa. Phương pháp nghiên cứu: Để thực hiện các nội dung nghiên cứu, chúng tôi đã sử dụng phương pháp Hình thái so sánh, theo Nguyễn Nghĩa Thìn (2007) [8]. Việc thu thập mẫu vật được tiến hành trên phạm vi khắp cả nước. Công tác định loại được tiến hành tại phòng Thực vật học (Viện Sinh thái và Tài nguyên sinh vật) và phòng thí nghiệm Thực vật học (trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2). II. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 1. Đặc điểm nhận biết chi Chặc chìu (Tetracera L.) ở Việt Nam TETRACERA L. – CHẶC CHÌU L. 1753. Sp. Pl. 533; Fin. & Gagnep. 1907. Fl. Gen. Indoch. 1: 15; Gagnep. 1938. Suppl. Fl. Gen. Indoch. 1: 20; Hoogl. 1951. Fl. Males. ser. I, 4: 141; Hoogl. 1972. Fl. Thailand, 2(2): 105; Chang, 1984. Fl. Reip. Pop. Sin. 49(2): 190; Z. Zhang & , 2007. Fl. China, 12: 331. – DELIMA L. 1754. Gen. Pl. .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN