tailieunhanh - Nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE11 đánh giá khả năng đưa nước thường xuyên vào sông Đáy tăng khả năng thoát lũ, cải tạo môi trường
Trong nghiên cứu này, để giảm áp lực đối với hệ thống đê do mực nước cao kéo dài nhiều ngày, cần xem xét đưa nước vào sông Đáy kết hợp với việc tạo dòng chảy thường xuyên cho sông Đáy trong thời kỳ mùa lũ. Bài báo sau đây trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE11 đánh giá khả năng đưa nước thường xuyên vào sông Đáy tăng khả năng thoát lũ, cải tạo môi trường. Mời bạn đọc tham khảo để tìm hiểu thêm nội dung chi tiết. | Nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE11 đánh giá khả năng đưa nước thường xuyên vào sông Đáy tăng khả năng thoát lũ cải tạo môi trường Trần Khắc Thạc1 Phạm Thị Hương Lan1 Hà Văn Khối1 Tóm tắt Sau khi có thêm hồ chứa Sơn La về mặt lý thuyết với trận lũ chu kỳ 500 năm các hồ chứa thượng nguồn có thể khống chế được mực nước Hà Nội ở mức 13 40m mà không cần phải áp dụng các giải pháp phân chậm lũ. Tuy nhiên thời gian duy trì mực nước cao ở Hà Nội vẫn kéo dài trong nhiều ngày đây là một áp lực lớn đối với an toàn của các tuyến đê sông Hồng sông Thái Bình và có thể vẫn xảy ra sự cố vỡ đê. Bên cạnh đó với tất cả các tổ hợp lũ thì mực nước tại Hà Nội đều xấp xỉ mực nước an toàn 13 40 m và không an toàn đối với các khu vực còn lại vùng đồng bằng sông Hồng. Do đó khi không áp dụng các biện pháp phân chậm lũ thì với lũ chu kỳ 500 năm có thể coi là ngưỡng thảm họa. Để giảm áp lực đối với hệ thống đê do mực nước cao kéo dài nhiều ngày cần xem xét đưa nước vào sông Đáy kết hợp với việc tạo dòng chảy thường xuyên cho sông Đáy trong thời kỳ mùa lũ. Bài báo trình bày kết quả nghiên cứu ứng dụng mô hình MIKE11 đánh giá khả năng đưa nước thường xuyên vào sông Đáy tăng khả năng thoát lũ cải tạo môi trường. Từ khóa Sông Đáy phân lũ chậm lũ 1. Mở đầu Nằm ở hữu ngạn sông Hồng sông Đáy dài 240km có cửa vào tại Hát Môn trên sông Hồng trước kia sông Đáy trực tiếp chuyển nước sông Hồng ra biển qua cửa Như Tân. Từ năm 1937 đã xây dựng đập Đáy phân lũ sông Hồng vào sông Đáy bảo vệ cho thủ đô Hà Nội và vùng hạ du trong trường hợp những năm có lũ lớn như trận lũ tháng 8 1945 và tháng 8 1971. Sau trận lũ 1971 đập Đáy được cải tạo lại nhằm đảm bảo lưu lượng phân lũ qua công trình tối đa là 5000m3 s. Tuy nhiên theo nghiên cứu năm 2002 của một số cơ quan khoa học khả năng phân lũ qua đập Đáy hiện nay khoảng 2800-4000m3 s. Từ năm 1937 đến nay sông Đáy rất ít khi phải phân lũ lòng sông bị chết dần hầu như không còn dòng chảy trên đoạn 23km từ Đập Đáy đến cầu Mai Lĩnh đồng thời cùng với việc phát triển .
đang nạp các trang xem trước