tailieunhanh - Luận án Tiến sĩ Luật học: Hợp đồng dịch vụ pháp lý ở Việt Nam
Mục đích nghiên cứu của luận án là làm sáng tỏ cơ sở lý luận và thực tiễn của pháp luật điều chỉnh HĐDVPL, trên cơ sở đó xác định các quan điểm, đề xuất một số giải pháp hoàn thiện pháp luật HĐDVPL ở Việt Nam trong thời gian tới. | Như Mục . Chương 3 đã trình bày, hiện có hai hệ thống chế tài (quy định tại BLDS và LTM) có thể áp dụng đối với HĐDVPL. Tuy nhiên, theo nguyên tắc áp dụng luật chung và luật riêng, các chủ thể phải áp dụng hệ thống chế tài quy định tại LTM. Nhằm đảm bảo quyền tự định đoạt trong việc lựa chọn chế tài và làm cho các biện pháp chế tài đủ sức răn đe, phòng ngừa vi phạm HĐDVPL, cần nhanh chóng hoàn thiện bộ phận pháp luật này về những vấn đề sau: i) Quy định cho phép chủ thể có quyền thỏa thuận bất kỳ biện pháp chế tài nào trong hai hệ thống chế tài nói trên (hiện nay chưa có quy định về quyền lựa chọn áp dụng và được áp dụng riêng rẽ cho HĐDS theo nghĩa hẹp và HĐTM); ii) Quy định tăng mức phạt hợp đồng (hiện nay quy định không quá 8% giá trị phần hợp đồng bị vi phạm là quá thấp, trong khi từ năm 1989 pháp lệnh HĐKT đã quy định ở mức 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm); iii) Sửa đổi, bổ sung quy định về cách thức áp dụng chế tài bồi thường thiệt hại theo cách thức “bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ thiệt hại theo sự mong đợi hợp lý của bên bị vi phạm” (theo cách thức bồi thường thiệt hại của Luật thương mại Hoa kỳ - từ cuốn “Mọi điều bạn cần biết của pháp luật Hoa Kỳ” của tác giả JAY. M. FEINMAN - Tr 340). Hiện nay LTM quy định “bên vi phạm phải bồi thường toàn bộ những thiệt hại thực tế, trực tiếp đã xảy ra” là không hợp lý, không đảm bảo quyền lợi phi vật chất của bên bị vi phạm); iv) Sửa đổi, bổ sung quy định để đưa ra tiêu chí xác định “vi phạm cơ bản nghĩa vụ hợp đồng” phân biệt với “vi phạm không cơ bản” đối với căn cứ áp dụng chế tài tạm ngừng hợp đồng làm cho chế tài này trở nên có tính khả thi thay vì không có tính khả thi như hiện nay; Bổ sung quy định làm rõ về việc các chủ thể có thể thỏa thuận “các biện pháp chế tài khác” ngoài sáu biện pháp chế tài do LTM quy định gồm những biện pháp gì (liệt kê hoặc loại trừ các biện pháp mâu thuẫn hoặc làm mất hiệu lực của sáu biện pháp chế tài hiện hành).
đang nạp các trang xem trước