Bài học về nhân cách mà anh (chị) rút ra từ các câu chuyện về Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ

Những nhân cách lớn làm nên những tài năng lớn. Chân lí ấy đã phản ánh đúng con người, đức độ và tài năng của những con người nhân vật kiệt xuât vào bậc nhất trong lịch sử phong kiến Việt Nam như Thái sư Trần Thủ Độ và Thái phó Tô Hiến Thành. Nhân cách của hai vị ấy đã để lại cho người đời sau những bài học thấm thía sâu sắc về nhân cách làm người.

Trong các vương triều phong kiến xưa những người ngay, kẻ gian nhiền khi thật giả lẫn lộn. Người ta uốn gối, khom lưng để bợ đỡ người trên hòng được bổng lộc, cất nhắc. Sự ngay thẳng, trung hậu có lúc là nguyên nhân dẫn đến những cái chết thảm khốc. Lịch sử còn chưa quên vụ án oan khóc vào bậc nhát trong lịch sử phong kiến liên quan đến ba đời gia tộc con người vĩ đại Nguyễn Trãi. Cũng chưa ai quên và không thể quên việc nhà giáo lỗi lạc Chu Văn An phải cáo quan về ở ẩn, ... Có thể nói, bài học lớn cho những người đã đang và sẽ làm quan khi ấy là phải biết nghe lời người trên và chớ có thẳng thắn quá!

Nhưng trong một góc chưa bị khuất của hoàng cung, Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ đã biết sống thẳng nói ngay, làm tròn tráchnhiệm của bản thân với dân với nước, làm sáng ngời lên nhân cách người làm tướng, làm quan.

Với Tô Hiến Thành, trước mưu đồ phế lập sai trái của Thái hậu ông không những không tán thành mà còn từng bước đánh bại âm mưu đáng trách ấy. Khi Thái hậu mua chuộc vợ ông Hiến Thành đã dùng đậo lí làm người, nhấn mạnh đến vai trò Tể tướng của mình và viện cả đến tín ngưỡng để thuyết phục vợ (ta biết lẩy lời nào để trả lời Tiên Vương ở suối vàng?). Khi Thái hậu trực tiếp dùng mồi danh vọng, phú quý để dụ Hiến Thành, ông đã dùng lời lẽ của Khổng Tử về cách làm người (Bất nghĩa mà đươc phú và quý, đó không phải là diều người trung thần nghĩa sĩ vui làm) và cách đối xử với người quá cố trong văn hoá ứng xử truyền thống (lời di chúc của Tiên Vướng còn ở bên tai) để từ chối Thái hậu. Trước sự liều lĩnh, bất chấp của Thái hậu, Hiến Thành kiên quyết dùng luật Tháp để giữ vững kỉ cương, không cho Thái hậu thực hiện mưu đồ tự phế lập.

Thêm nữa, chức Tể tướng và chức Thái uý là những trọng trách lớn nhất trong triều đình. Việc chọn người thay thế các vị trí ấy là rất hệ trọng. Nếu như ở sự kiện trước, Tô Hiến Thành đã chứng tỏ đức chính trực, cương trung, “Phú quý bất năng dâm, uy vũ bất năng khuất” thì ở sự kiện chọn người thay thế mình ta càng thấy được sự sáng suốt, tinh thần trách nhiệm vì đất nước của ông. Lựa chọn của Tô Hiến Thành không hề theo suy đoán thông thường, về lí, chức Tham tri chính sự của Vũ Tán Đường to hơn chức Gián nghị đại phu của Trần Trung Tá. Về tình, Vũ Tán Đường luôn gần gũi, phụng dưỡng Hiến Thành; trong khi, vì bận bịu, khi Hiến Thành ốm, Trần Trung Tá không lúc nào đến thăm được. Những điều này cho thấý, hành xử của Hiến Thành một mực chỉ vì xã tắc, tuyệt đối vô tư, xuất phát từ tâm huyết của người có trách nhiệm đôi với đất nước; đồng thời cũng chứng tỏ ông, có cái nhìn tỉnh táo, sáng suốt ngay cả khi bệnh tình đã rất nguy kịch.

Tô Hiến Thành vừa phải chịu áp lực lớn từ phía Thái hậu, vừa phải chịu áp lực từ chính chức trách Thái phó của mình. Trong triều, vua là trên hết; nhưng trong gia đình, Thái hậu lại là mẹ vua, mà con phải vâng lời cha mẹ là đạo lí. Ớ thời điểm câu chuyện diễn ra, vua còn quá nhỏ, Thái hậu nắm mọi quyền hành, như vậy, vai trò và trách nhiệm của Tô Hiến Thành càng trở nên nặng nề. Vậy mà, như ta đã thấy, ông đã không chịu khuất phục trước quyền uy, cám dỗ, nhất mực trung thành với sự nghiệp chung, trung trinh, liêm khiết, một lòng vì đất nước mà hành xử mà không chịu lệ thuộc vào bất cứ điều gì. Tô Hiến Thành quả là tấm gương sáng trong lịch sử, để người sau soi mình.

Với Trần Thủ Độ, bị người ta mách vua về sự chuyên quyền, ông không những không biện bạch cho bản thân và tỏ lòng thù oán mà còn công nhận lời nói phải và thưởng cho người dám dũng cảm vạch lỗi của mình. Qua đó có thể thấy ông là người công minh, độ lượng và có bản lĩnh. Với ông, việc làm hữu ích cho nước, cho dân mới là câu trả lời cho tất cả.

Khi nghe Linh Từ Quốc Mẫu (vợ ông) khóc và mách về việc tên quân hiệu ngăn không cho đi qua thềm cà'm, Trần Thủ Độ không vội bênh vợ và bắt tội tên quần hiệu kia mà tìm hiểu rõ sự việc rồi còn khen thưởng kẻ giữ đúng luật pháp. Rõ ràng, ông là người chí công vô tư, tôn trọng pháp luật, không thiên vị người thân. Rồi lại có người chạy chọt nhờ Linh Từ Quổc Mẫu xin cho làm chức câu đương, Trần Thủ Độ đã dạy cho tên này một bài học: muốn làm chức quan ấy hắn phải chịu bị chặt một ngón chân để phân biệt với những người khác do “Ngươi vì có công chúa xin cho”. Ông đã chủ động gìn giữ sự công bằng của pháp nước, bài trừ tệ nạn chạy chọt, đút lót, dựa dẫm thân.

Không đồng ý với việc nhà vua phong chức tướng cho anh trai mình ông đã thẳng thắn trình bày quan điểm: chỉ nên chọn lựa người giỏi nhâ't, có thể là anh mình, có thể là mình, không nên hậu đãi cả hai anh em sẽ" làm rốì việc triều chính. Qua đó có thể thây Trần Thủ Độ luôn đặt việc công lên trên, không tư lợi, không gây bè kéo cánh.

Những sự việc trên đã góp phần làm nổi bật bản Ịĩnh và nhân cách Trần Thủ Độ, đó là sự thẳng'thắn, cầu thị, độ lượng, nghiêm chỉnh, và đặc biệt là hết sức chí công vô tư, luôn đặt việc nước lên trên, không mảy may tư lợi cho bản thân và gia đình. Điều này càng có ý nghĩa hơn bởi Trần Thủ Độ đang giữ chức quan cao nhất trong triều và hầụ như nắm toàn quyền trong tay, vì vua đang tuổi còn nhỏ. Đó chính là hoàn cảnh có thử thách để càng làm nổi bật lên nhân cách đáng quý của ông. Có thể nói Trần Thủ Độ là một vị quan đầu triều gương mẫu, xứng dáng là chỗ dựa của quốc gia và đáp ứng được lòng tin cậy của nhân dán.

Những câu chuyện về Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ trở thành những bài học về đức tính chính trực, thẳng thắn, chí công vô tư; về lòng quả cảm, trung thực; và đặc biệt là bài học về tinh thần yêu nước hết lòng tận tuy không để danh lợi và những mối tư lợi ràng buộc. Đến đây, ta chợt hiểu vì sao những vương triều do những con người ấy phò tá lại phát triển và vjjng mạnh, lập được nhiều chiến công đến vậy...

Ngày nay, xã hội tiến bộ hơn về phương diện tổ chức nhà nước song vẫn còn đó những mối hiểm hoạ âm ỉ, tiềm tàng trong những vị quan chức quen thói tham nhũng, ưa phỉnh nịnh, thích cửa quyền. Ta phải làm sao để quét sạch những hạng người ấy ra khỏi bộ máy chính quyền của đất nước. Và song song với đó cần có chính sách đào tạo nhân lực phát triển nhân tài sao cho người người đều có được những nhân cách cao khiết, chính trực một lòng vì dân vì nước như Thái phó Tô Hiến Thành và Thái sư Trần Thủ Độ.

Câu chuyện về người xưa mấy trăm năm sau vẫn còn là bài học lớn cho hậu thế về nhân cách làm người, nhân cách làm quan. Chắc hẳn mỗi chúng người sau khi đọc xong những câu chuyện như thế sẽ rút ra cho mình những bài học sâu sắc riêng.

BÀI CÙNG NHÓM