Rồi hóng mát thuở ngày trường,
Hòe lục đùn đùn tán rợp giương.
Thạch lựu hiên/ còn phun thức đỏ,
Hồng liên trì/ đã tiễn mùi hương.
Thi nhân xưa đến với thiên nhiên thường bằng bút pháp vịnh, ở đây Nguyễn Trãi lại thiên về bút pháp tả. Thời gian đã là cuối ngày /lầu tịch dương'), nhưng thiên nhiên hiện lên vẫn sinh động và căng tràn nhựa sông. Điều này được thể hiện rất rõ qua việc thi nhân sử dụng liên tiếp hai động từ mạnh: đùn đùn, giương. Dường như sự sông tràn đầy, ứa căng đến độ không thể kìm lại ở mạch ngầm bên trong được nữa mà phải khoe ra thành hương, thành sắc. Đó là màu lục của lá hòe làm nổi bật màu đỏ của hoa thạch lựu và ánh mặt trời buổi chiều như dát vàng lên những tán hòe xanh. Thêm vào đó là cách ngắt nhịp 3/4 — không theo nhịp 4/3 của thơ luật Đường hoàn chỉnh - đã tập trung được sự chú ý của người đọc, làm nổi bật hơn cảnh vật vào thời điểm cuốì ngày.
Cùng viết về cảnh mùa hè, các tác giả thời Hồng Đức đem đến cho người đọc một bức tranh với vẻ đẹp mộc mạc và có phần thô tháp:
Nước nồng sừng sực đầu rô trỗi,
Ngày nắng chang chang lưỡi chó lè.
Nguyễn Trãi không thế. Ông biết hòa màu sắc, âm thanh, đường nét theo quy luật của cái đẹp trong hội họa, trong âm nhạc, làm cho bức tranh thiên nhiên vừa có hình, vừa có hồn, vừa gợi tả, vừa sâu lắng. Khi nhà thơ viết: “Thạch lựu hiên còn phun thức đỏ” thì sự kết hợp giữa động từ mạnh phun với từ thức (theo nghĩa là màu vẻ, dáng vẻ chứ không chỉ là màu sắc đơn thuần) thì câu thơ lại nghiêng về diễn tả trạng thái tinh thần của cảnh vật. Nguyễn Trãi giao cảm với thiên nhiên mạnh mẽ nhưng tinh tế, sâu sắc là vì thế.