Lập dàn ý: 1. Phân tích chủ đề của truyện ngắn Đôi mắt; 2. Vì sao người ta gọi Đôi mắt là một bản Tuyên ngôn nghệ thuật của một thế hệ nhà văn trong buổi đầu đi theo cách mạng và kháng chiến? Nội dung bản Tuyên ngôn ấy là gì?; 3. Những đặc sắc cơ bản của

1. Thiên truyện ngắn này lúc đầu tác giả đặt tên là Tiên sư thằng Tào Tháo, sau đổi là Đôi mắt. Vậy cái tên này ra đời có sự cân nhắc của nhà văn. Nghĩa là nó thể hiện chủ đề của truyện.

- Đôi mắt là vấn đề cách nhìn, vấn đề quan điểm. Tác giả gọi là "cách nhìn đời và nhìn người", nhưng nói cụ thể hơn là cách nhìn cuộc kháng chiến và nhìn những con người kháng chiến, đặc biệt là nông dân, một lớp trí thức văn nghệ sĩ vào những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

Tác giả thể hiện chủ đề trên một cách rất tự nhiên qua sự đối chọi từ cung cách sống tới quan điểm của hai nhà văn: Hoàng và Độ. Tất nhiên, tác giả tán thành cách sống thích hợp với hoàn cảnh kháng chiến và quan điểm tiến bộ của Độ, nhưng không tỏ thái độ chủ quan của mình một cách vụng về, lộ liễu.

Cung cách sống của vợ chồng vãn sĩ Hoàng, bản thân nó, thực ra không có gì đáng phê phán (nuôi chó bécgiê, nằm màn tuyn, hút thuốc lá thơm, đọc Tam Quốc chí, ăn mía ướp hoa bưởi, đánh tổ tôm...). Trong hoàn cảnh thời bình, sinh hoạt như thế là bình thường. Nhưng sống như vậy giữa cuộc kháng chiến đầy gian khổ thiếu thốn và hết sức bận rộn khẩn trương của nhân dân thì rõ ràng là một thái độ hết sức vô trách nhiệm.

Cách nhìn người nông dân của Hoàng cũng không phải không có chỗ chính xác, thậm chí sắc sảo nữa (những con người kém văn hóa, tập quán kiêng kị vô lí, cán bộ quản lí dốt nát...) Nhưng sai lầm không thể tha thứ được là anh ta chỉ "nhìn một phía", phía nhược điểm của người lao động và phóng đại lên để nhạo báng, không thấy bản chất cách mạng của họ.

- Vậy vấn đề quan điểm ở truyện Đỗi mắt thực chất là vấn đề thái độ đối với kháng chiến, với sự mất còn của Tổ quốc, với số phận của dân tộc (hồi ấy gọi là "lập trường kháng chiến"). Hoàng coi cuộc kháng chiến không phải của mình, anh ta đứng ngoài cuộc mà xoi mói và chế giễu. Anh ta đóng chặt cửa, sống khép kín trong thế giới riêng giữa biển cả sôi động của cuộc kháng chiến toàn dân.

2. Đôi mắt còn được xem là "một bản Tuyên ngôn nghệ thuật của các nhà văn trong buổi dầu đi theo cách mạng và kháng chiến" (Tô Hoài), (giới văn nghệ sĩ hồi ấy gọi là thời kì "nhận đường"). Bản Tuyên ngôn này được phát biểu qua hình tượng văn sĩ Độ.

- Nhà văn trước hết phải lãnh trách nhiệm của người công dân đối với đất nước, phải đem ngòi bút phục vụ kháng chiến. Chưa phải lúc sáng tạo những giá trị nghệ thuật cho muôn đời, hãy viết sao có ích cho cuộc chiến đấu đã, dù có phải làm công việc của "một anh tuyền truyền nhài nhép" cũng chẳng nề hà.

- Muốn viết đúng, phải nhìn đúng. Phải có đôi mắt của nhà văn cách mạng để nhìn thấy bản chất tốt đẹp vĩ đại của nhân dân lao động. Chính Độ trước kia cũng không thấy được bản chất đó, nên anh mới "ngã ngửa người ra" khi thấy chính người nông dân đã đóng vai trò lớn lao trong cuộc Cách mạng tháng Tám và các cuộc kháng chiến khác.

- Đối tượng chính của nền văn học mới phải là nhân dân lao động, những con người bình thường mà vĩ đại.

3. Truyện Đôi mắt có hai đặc điểm về nghệ thuật đặc sắc cơ bản.

- Nghệ thuật trần thuật: Tác giả có cách dẫn dắt tình tiết rất tự nhiên. Người đọc có cảm giác sự sống tự nó diễn ra như thế. Nam Cao chủ yếu dùng lối thuật truyện qua dòng tâm sự của nhân vật (ở đây là nhân vật Độ). Chẳng hạn, mở đầu truyện, Độ đến nhà Hoàng, thấy con chó bécgiê, bèn liên tưởng đến những ngày ở Hà Nội, Hoàng cũng có chó bécgiê như thế, và thế là chuyện quá khứ của Hoàng trở lại một cách rất tự nhiên...

- Nghệ thuật khắc họa diện mạo và tính cách nhân vật.

Hoàng hiện ra với những chi tiết ngoại hình và tâm lí, cá tính rõ ra là một trí thức văn nghệ sĩ có tài quan sát, phát hiện những chi tiết có tính hài hước, biết cách châm biếm mỉa mai... nhưng là một văn sĩ có thái độ đứng ngoài cuộc đối với cuộc kháng chiến của toàn dân. Nhiều chi tiết rất ngẫu nhiên mà dường như tất yếu phải thế khiến người ta cảm thấy như là một người có thật ở ngoài đời. Cá tính và tính cách Hoàng được bộc lộ đặc biệt cụ thể sinh động qua ngôn ngữ đối thoại, ở đây cái tài của Nam Cao là một mặt vẫn giữ được thái độ điềm đạm khách quan khi thuật những lời nói của Hoàng, mặt khác vẫn thể hiện được khuynh hướng phê phán nhân vật này.

Ngoài ra, tác giả cồ một kho từ vựng phong phú, chính xác, góc cạnh, giàu hình ảnh, diễn đạt rất thành công nhiều giọng điệu và nhiều hình tượng khác nhau.

4. Văn sĩ Hoàng đúng là một văn sĩ: có thói quen sinh hoạt của người có văn hóa, có tài quan sát và diễn tả với giọng châm biếm sắc sảo.

- Nhưng Hoàng thuộc loại nhà văn thiếu nhân cách: cơ hội chủ nghĩa, ích kỉ, cách xa với nhân dân. Về mặt tư tưởng, anh ta không phải không có tinh thần dân tộc, nhưng không tha thiết với cách mạng và kháng chiến, thái độ vô trách nhiệm đối với sự sống còn của Tổ quốc. Do đó, anh ta tự đặt mình trong một thế giới riêng tách biệt đối với cuộc sống kháng chiến và có cái nhìn "chỉ một phía" và đầy ác cảm đối với người nông dân hăng hái kháng chiến.

- Nhân vật Hoàng được xây dựng như một con người cụ thể, sinh động, có cá tính đậm nét với hàng loạt chi tiết về ngoại hình, về cách ăn nói, về tâm lí... khiến cho người đọc hình dung như một con người có thật gặp đâu đó ở ngoài đời.

BÀI CÙNG NHÓM