Đề bài:
Đọc truyện cười sau, từ đó phát biểu những suy nghĩ của anh (chị) về việc "cho" và "nhận” trong cuộc sống hàng ngày.
CỨU NGƯỜI CHẾT ĐUỐI
Một anh chàng nọ, tính tình keo kiệt. Một hôm đi đò chẳng may anh ta lộn cổ xuống sống. Trong lúc nguy nan, một người ngồi bên cạnh hét lên:
- Đưa tay cho tôi!
Anh chàng dưới sống vẫn ngụp lặn không chịu đưa tay ra. Một người khác, có vẻ quen biết người bị nạn, chạy lại và nói:
- Cầm lấy tay tôi!
Tức thì anh chàng dưới sống vội dưa ngay cả hai tay ra và được kéo lên. Thoát chết. Mọi người rất ngạc nhiên. Người vừa kéo anh ta lên giải thích: "sở dĩ tôi nói thế là biết tính anh ta luôn muốn "cầm lấy" của người khác chứ không bao giờ chịu "đưa" cái gì cho mọi người.
(Theo Chuyện vui chữ nghĩa, NXB Văn hoá - Thông tin, Hà Nội, 1996)
Bài làm:
Trong kho tàng văn học dân gian Việt Nam, truyện cười là một thể loại hấp dẫn không chỉ bởi nụ cười hài hước sảng khoái nó mang lại mà còn bởi ý nghĩa giáo dục mang tính nhân văn sâu sắc. Câu chuyện “Cứu người chết đuối” là một ví dụ tiêu biểu. Không chỉ đơn thuần kể về anh chàng tính tình keo kiệt, không muốn mất gì cho ai, câu chuyện còn gửi gắm trong đó bài học lớn về vấn đề “cho” và “nhận” của con người trong cuộc sống.
Nằm trong chùm truyện cười dân gian về những người keo kiệt, anh chàng trong “Cứu người chết đuối" là một kẻ keo kiệt với chính cả mạng sống của mình. Trong khi đi đò, chẳng may bị lộn cổ xuống nước, lẽ ra lúc đó, với một người bình thường, người ta chỉ quan trọng làm sao để có thể được cứu thoát lên được. Tác giả dân gian đã mang đến cho chúng ta một tình huống thật bất ngờ và thú vị. Người trên đò thấy anh ta bị rơi xuống nước, theo lẽ thường, kêu lên: “Đưa tay cho tôi”. Anh chàng không có phản ứng gì. Tiếng cười bật lên khi phải chờ đến lúc có người biệt tính bảo: “Cầm lấy tay tôi!” thì anh ta mới “vội đưa ngay cả hai tay ra” để người đó rước lên. Mọi thứ sáng tỏ cùng lời giải thích: “sở dĩ tôi nói thế là biết tính anh ta luôn muốn "cầm lấy" củạ người khác chứ không bao giờ chịu “đưa” cái gì cho mọi người”. Người đọc vỡ lẽ: thì ra không phải anh chàng kia không nghe thấy lời người đầu tiên nói, cũng không phải anh ta không thể đưa tay cho người ấy cứu lên. Mà điều quan trọng là anh ta sợ phải “đưa cho” người khác, dù trong bất kể trường hợp nào.
Và cũng có thể hai từ “đưa cho” anh ta không bao giờ “sử dụng” nên đã quên mất ý nghĩa và giá trị của nó chăng?
Câu chuyện mượn hình thức chơi chữ thường thấy trong dân gian, lấy hai từ “đưa cho” và “cầm lấy” trong một hoàn cảnh cụ thể để gửi gắm bài học sâu sắc về sự cho đi và nhận lại những giá trị không chỉ thuộc về vật chất mà quan trọng hơn là giá trị thuộc về tinh thần. Nó mang đến cho chúng ta một cách hiểu mang hàm nghĩa rộng. “Cho”, hiểu theo nghĩa thông thường là việc trao cho ai một thứ gì đó thuộc sở hữu cúa mình mà không đòi hỏi được nhận lại. Đó là một hành động trao gửi trong sáng, mang tính tự nguyện, không hề tính toán thiệt hơn mà chỉ quan trọng sao cho điều đó có ích cho người nhận. Nó có thể là những thứ thuộc về vật chất như tiền bạc, của cải, nhưng quan trọng hơn là những thứ thuộc về tinh thần như tình yêu thương, cuộc sống, hạnh phúc... Nhắc đến “cho” người ta thường nói đến sự trao gửi mang tính tích cực. Khi cụ Bơ-men dành tất cả sức lực vào bức tranh “chiếc lá cuối cùng” (Chiếc lá cuối cùng - O-hen-ri) để cứu sống cô gái nhỏ tội nghiệp luôn tâm niệm mình sẽ chết khi chiếc lá cuổì cùng ngoài cửa sổ rơi là lúc người hoạ sĩ già đã cho đi cuộc sống của mình để đổi lấy cuộc sống cho một người khác. Một sự cho đi cao cả có tác dụng thay đổi số phận con người. Chính vì vậy bức tranh không chỉ đơn thuần là một tác phẩm nghệ thuật, nó trở thành một kiệt tác vĩnh cửu cho tình cảm con người cao đẹp, vượt qua mọi gió tuyết để tồn tại mãi trong tâm hồn con người.
Ngược lại với “cho” là “nhận”. Cùng là những giá trị thuộc về vật chất và tinh thần, “nhận” là hành động tiếp lấy chúng từ chủ thể “cho”. Đó có thể là việc con cái nhận từ cha mẹ tình cảm thương yêu, bao bọc, dạy dỗ. Trao những điều đó cha mẹ nhận lại từ con sự biết ơn, và tình yêu sự hiếu thuận. Là bạn bè trao cho nhaụ tình bạn chân thành; con người trao cho những người xung quanh mình sự quan tâm, giúp đỡ mà không đòi hỏi nhận lại... Con người tồn tại trong các mối quan hệ với những người xung quanh, bởi vậy không thể không có những mối quan hệ mang tính chất cho - nhận. Vấn đề đặt ra là cho - nhận những gì và cho - nhận như thê nào? Đối với một số người cho đi là một hành động trao đổi: để được nhận lại một điều gì đó. Nhưng cũng có những sự cho đi hoàn toàn trong sáng và không hề toan tính thiệt hơn. Người ta cho đi bởi khi làm được điều gì đó có ích cho người khác, ta cảm thấy hạnh phúc. Đó là hành động đầy ý nghĩa. Con người mang lòng hận thù với cuộc sống sẽ cho đi những điều không tốt đẹp. Con người có tấm lòng bao dung cao cả sẽ cho đi cả những điều quan trọng với mình nếu như nó cũng có ý nghĩa với một người, nào khấc. Khi cha ông ta nói : “gieo nhân nào gặt quả ấy”, có nghĩa đó là một điều chiêm nghiệm đúng đắn về cho và nhận. Cuộc sống luôn công bằng. Bạn cho đi điều gì thì cũng sẽ nhận lại tương tự. Cũng giống như tiếng vọng lại từ rừng sâu. Nếu bạn đứng trước rừng sâu hay núi cao để hét lên rằng “Tôi ghét người”, từ rừng sâu cũng sẽ vọng lại ba tiếng ấy. Nhưng nếu như bạn dứng đó và nói to lên: “Tôi yêu người”, đó cũng sẽ chính là những điều ngọt ngào mà bạn được nhận lại. Định luật trong cuộc sống là như thế. Cái mà cô gái trong câu chuyện của ô-hen-ri nhận được cũng đâu chỉ là một bức tranh treo ngoài của sổ. Quan trọng hơn đó là tình người ấm áp khiến cho chiếc lá cuối cùng không bao giờ rơi và nghị lực cuộc sống đã trở lại vái tâm hồn tưởng chừng như chỉ còn chờ để đi vào cõi chết.
Cuộc sống của con người không thể thiếu những lúc cho và nhận. Có những điều cho nhận là một sự tính toán nhưng cũng có những điều cho - nhận hoàn toàn vô tư và trong sáng. Và chỉ khi làm được điều thứ hai thì mới thấy hết được ý nghĩa thực sự của những hành động ấy. Lại có những người chỉ muôn nhận mà không hề muốn cho đi. Đó là sự ích kỉ đáng chê trách. Anh chàng trong câu chuyện đã được kể ở trên chỉ quen với việc nhận từ người khác mà không muôn cho ai bất cứ một thứ gì. Sự ích kỉ ấy đã ngấm vào tận trong máu đến mức anh ta không quen cả việc sử dụng từ “cho”, mặc dù là việc đưa cho để nhận lại từ chính người khác bàn tay cứu thoát mạng sống của anh ta. Câu chuyện không chỉ gợi lên bài học phê phán sự ích kỉ của con người chỉ muốn nhận mà không muôn cho mà còn là bài học sâu sắc: Chỉ khi cho đi thì con người mới có thể được nhận lại. Mặc đù việc đưa tay cho người khác cầm kéo lên đò là một hành động hoàn toàn có lợi cho anh keo kiệt nhưng xét theo nghĩa đen của từ đó, nó vẫn là một sự “đưa cho”. Thế mới có được thứ tiếp theo là “nhận lại” sự giúp đỡ từ người khác. Tất nhiên ở đây có sự cường điệu hóa cái keo kiệt, bủn xỉn lên ở mức độ thái quá, tạo nên cái kệch cỡm để gây cười nhưng nó cũng được xuất phát từ một điếu có thực: Anh chàng đó đã vì quá ích kỉ mà không hiểu được điều mang tính quy luật của cuộc sống.
Một cậu bé vào ngày Valentin rất háo hức làm những tấm thiệp để tặng cho mọi người xung quanh. Ngày hôm ấy, khi cậu trở về, mẹ cậu bé đã lo lắng rằng cậu sẽ phải thất vọng. Bà tin rằng, đổi lại tất cả cố gắng, cậu bé sẽ chẳng nhận lại được gì ngoài hai bàn tay không. Và cậu sẽ oà khóc. Nhưng thực tế lại xảy ra ngược lại. Cậu bé trở về nhà với khuôn mặt rạng ngời: “Con đã tặng thiếp cho tất cả các bạn đấy mẹ ạ! Con không quên một ai cả. Không một ai cả!’’. Rõ ràng, nếu như cậu bé chỉ quan tâm đến những gì cậu muôn nhận, cậu sẽ là một người bất hạnh. Nhưng ở đây, điều cậu bé quan tâm là những gì cậu có thể cho đi được. Bởi vậy, cậu là một người hạnh phúc. Không phải ai khác, chính cậu đã khiến cho người mẹ nhận đừực một bài học về “cho” và “nhận” mà ít khi bà để ý. Chúng ta nhận ra một điều thực sự có ý nghĩa: cho đi và nhận lại trước hết phải xuất phát từ một tấm lòng chân thành, vì người khác. Hãy cho đi mà đừng nghĩ đến việc mình sẽ nhận lại được những gì. Chỉ có như vậy, một lúc nào đó, người ta sẽ chắc chắn nhận lại xứng đáng. Điều này cũng giống như khi Xô-cô-lốp cưu mang cậu bé Vania bất hạnh sống lang thang đang đi tìm người cha thân yêu của mình trong “Số phận con người” (Sô-lô-khốp). Người đàn ông đáng thương và bất hạnh trở về từ chiến tranh không còn ai là người thân thích. Trái tim bị thương đau đớn giờ đây lại mở rộng để đón nhận một số phận đáng thương khác. Nhận làm cha Va-ni-a, Xô-cô-lố'p đã trao cho cậu bé niềm hạnh phúc lớn lao của một đứa trẻ tìm lại người thân yêu cuối cùng của .mình; trao cho cậu bờ vai vững chãi, tình thương yêu không bờ bến của một người cha, sự chăm sóc chu đáo của một người mẹ... Rõ ràng ông đã cho đi những điệu ấy một cách hoàn toàn tự nhiên, không hề tính toán và ông cũng không mong nhận lại gì. Nhưng thực tế, những gì Xô-cô-lốp nhận lại thật nhiều, ông nhậri lại từ cậu bé tình cảm yêu thương, sùng bái chân thành, một mái ấm gia đình mới, hàn gắn những vết thương đang giằng xé trong tâm hồn ông. Và cũng như cậu bé, ông có thêm nghị lực để tiếp tục sống trên cuộc đời. sống một cách có ý nghĩa. Sống không chỉ cho mình mà còn cho người khác nữa, cho đứa trẻ mới trở thành con của ông mang tên Va-ni-a.
Hãy cho đi trước khi nhận lại! Người đàn ông lạc giữa sa mạc đói và khát, cuối cùng anh ta tìm được một căn nhà lụp xụp trong đó có một chiếc máy bơm. Bên cạnh máy bơm là một chiếc bình đầy nước với dòng chữ: “Hãy đổ nước trong bình vào máy bơm. Trước khi ra đi, lại đổ đầy nước vào trong bình”. Một điều đơn giản vậy thôi mà không phải ai cũng làm được. Nếu như người đàn ông kia chỉ nghĩ đến mình anh ta sẽ uống cạn ngay cái bình nước có sẵn mà không quan tâm đến việc những người sau đó sẽ như thế nào thì việc đổ đầy nước vào bình là việc không thể. Điều đáng nói là anh ta đã cảm nhận được thứ hạnh phúc của những giọt nước mát lành trong cơn đói khát mà người bị hành đi trước để lại. Vì thế, anh ta ý thức được niềm hạnh phúc ấy đối với những người sau đó. Như vậy, dòng nước mát lành đã trở thành phần thưởng xứng đáng cho người nghĩ đến việc cho đi trước khi nhận lại.
Thế mới biết việc “đưa cho” người khác cần thiết và có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống con người. Nhưng thực tế cho thấy rằng không phải ai cũng làm được điều đó và hành động cho - nhận nào cũng thực sự đáng trân trọng.
Có những sự trao nhận xứng đáng được ca ngợi bởi sự trong sáng, vô tư và những ý nghĩa mà nó mang lại. Khi Thị Nở trao cho Chí Phèo tình yêu và tình thương, thị đã cứu rỗi tâm hồn một con người lầm lạc, bị mất hết cả nhân hình và nhân tính, con quỉ dữ của làng Vũ Đại (Chí Phèo - Nam Cao). Tình yêu thể xác chỉ làm thức dậy thứ bản năng rất người trong Chí Phèo. Chính tình thương chân thành giữa con người với con người mới là thứ có ý nghĩa quyết định, thay đổi tất cả. Tình thương ấy đúc kết trong hơi cháo hành dẫn dắt Chí Phèo trở về với cuộc sống của một con người. Chí Phèo chết bởi khi nhân tính trở lại, hắn không thể sống như trước được nữa. Thị Nở, xét cho cùng cũng đã nhận lại được từ Chí thứ hương vị của tình yêu, lần đầu tiên mà có lẽ cũng là lần cuối cùng người đàn bà xấu xí và bất hạnh có thể có. Cả hai con người ấy, họ đã cho đi mà không hề tính toán. Tình thương yêu hai số phận bât hạnh dành cho nhau là chân thành và hoàn toàn vô tư. Mỗi người đã nhận lại được cho mình những điềú xứng đáng, có ý nghĩa thay đổi cuộc sống.
Những sự cho - nhận đáng trân trọng như vậy không chỉ tồn tại trong sách vở mà có thật rất nhiều trong cuộc sống. Thời chiến, mỗi thế hệ con người Việt Nam đã tình nguyện ra đi để công hiến cho độc lập tự do của Tổ quốc. Trong số ấy, có những người còn rất trẻ:
“Chúng tôi đã đi không tiếc đời mình
Nhưng tuổi hai mươi làm sao không tiếc
Nhưng ai cũng tiếc tuổi hai mươi
Thì còn chi Tổ quốc"
(Thanh Thảo).
Một triết lí sống cao đẹp: sống để cống hiến cho dân tộc. Trong thời hiện đại, triết lí cho và nhận được biểu thị dưới nhiều những dạng thức khác nhau. Khi chúng ta cùng quyên góp giúp đỡ cho đồng bào gặp thiên tai không chỉ ở trong nước mà còn ở các nơi khác trên thế giới chúng ta đã làm một nghĩa cử cao đẹp và đầy tính nhân văn giữa con người để “lá lành đùm lá rách”, thương yêu, giúp đỡ lẫn nhau. Từ một nghĩa cử cao đẹp khi cả gia đình tình nguyện trở thành “ngân hàng máu sống” cứu giúp những số phận đang cận kề cái chết (như gia đình ông Nguyễn Phước Bửu Thanh ở Huế), đến những hành động tưởng rihư rất bình thường trong cuộc sống hàng ngày dẫn một cụ già sang đường, đưa một đứa trẻ bị lạc đường tìm bố mẹ chúng, san sẻ cho người bạn phần ăn của mình,... Tất cả đều là biểu hiện của một lối sống tích cực: sống vì người khác. “sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình” (Tố Hữu).
Có những hành động trao nhận hoàn toàn xuất phất từ động cơ cá nhân, sự tính toán hơn thiệt nhăm đạt được mục đích nào đó. Và hành động trao đi ấy không sớm thì muộn cũng sẽ bị tẩy chay, từ chối. Tất cả những gì mà Bá Kiến (Chí Phèo - Nam Cao) cho đi đều là sự tính toán nham hiểm. Bá Kiến trao cho Chí Phèo năm đồng bạc để biến Chí trở thành tay sai đắc lực của hắn, cướp đi của Chí Phèo cả nhân hình và nhân tính. Mỗi một hành động nào đó của Bá Kiến đều nằm trong âm mưu lợi dụng Chí vào việc thống trị và bóc lột con người. Bá Kiến trở thành một điển hình cho tầng lớp thông trị tàn ác, xấu xa trong xã hội phong kiến Việt Nam. vẫn tồn tại đầy rẫy những kẻ sẵn sàng bán rẻ lương tâm và nhân cách của mình để đổi lấy giàu sang, quyền lực hay địa vị... Những kẻ sẵn sàng bán rẻ người khác để mang lại lợi ích cho bân thân. Đó là những kẻ đáng chê trách và tất nhiên, rồi sớm hay muộn, chúng cũng sẽ bị trả giá.
Trong cuộc sống, người cần phải tự hoàn thiện bản thân mình nhiều nhất, hơn ai hết, giới trẻ cần ,ý thức sâu sấc bài học về “cho” và “nhận”. sống là sẵn sàng trao cho người khấc tình yêu thương, sự đồng cảm, sẵn sàng tương thân tương ái, giúp đỡ lẫn nhau để vượt qua những khó khãn trong cuộc sống. Chúng ta phải biết trao đi một cách vô tư và trong sáng mà không đòi hỏi phải được nhận lại. Tất nhiên, rồi những cái cao cả và tốt đẹp cũng sẽ được đền bù xứng đáng. Một thái độ sống như vậy sẽ làm cho xã hội ngày càng nhân văn hơn...
Chỉ với một câu chuyện ngắn nhưng tác giả dân gian đặ để lại cho người đọc muôn đời những bài học mang ý nghĩa nhân sinh sâu sắc. Sau tiếng cười sảng khoái là những phút giây con người lăng lại để suy nghĩ, để chiêm nghiệm và hoàn thiện chính mình. “Cho” và “nhận”, đó sẽ là bài học có ý nghĩa trong mọi thời đại..