Trong các thể loại tự sự dân gian, có lẽ truyện ngụ ngôn là thể loại có mục đích giáo huấn nhiều hơn cả bởi lẽ từ một câu chuyện được kể, người ta có thể rút ra nhiều bài học khác nhau. Tìm hiểu truyện Kiến giết voi chúng ta sẽ rõ hơn điều đó.
Nói đến truyện ngụ ngôn là nói đến các tác phẩm tự sự dân gian ngắn, có kết cấu chặt chẽ, thông qua các ẩn dụ (phần lớn là hình tượng loài vật) để kể về những sự việc liên quan đến con người, từ đó nêu lên những bài học kinh nghiệm về cuộc sống hoặc triết lí nhân sinh.
Từ định nghĩa trên đây, có thể thấy, các hình tượng kiến, voi trong câu chuyện không đơn thuần là những sinh vật trong tự nhiên mà là những ẩn dụ về con người. Con kiến bé nhỏ biểu trưng cho những con người nhỏ bé và con voi, tất nhiên sẽ biểu trưng cho những kẻ “tai to mặt lớn”, quyền cao chức trọng... Hai loài vật này có sự đôi lập nhau về mặt hình thức (to - nhỏ). Sự đô'i lập đó ẩn dụ cho mâu thuẫn về vị thế xã hội giữa hai loại người.
Sự việc trong câu chuyện hết sức giản dị, ngắn gọn. Voi cậy mình to lớn nên huênh hoang quát tháo, doạ dẫm chết kiến. Nhưng ngờ đâu kiến đã chui vào tai voi và cắn chết voi. Theo lẽ thường, chúng ta vẫn nghĩ kiến không thể giết chết voi mà chỉ có điều ngược lại xảy ra. Thế nhưng câu chuyện lại kể cho chúng ta về một điều tưởng như phi lí. Vậy thì bài học thứ nhất mà người đọc, người nghe có thể thu nhận được là không phải lúc nào mọi chuyện cũng diễn ra như ta nghĩ, như ta phỏng đoán. Mọi thứ đều có thể thay đổi và chúng ta luôn phải chủ động để ứng phó với mọi tình huống.
Từ câu chuyện, có thể thấy, kiến không những không sợ mà còn tìm cách chống trả lại voi, giết chết voi. Con voi to xác đã phải chết bởi con kiến bé tí. Điều đỏ chứng tỏ sức mạnh không phải lúc nào cũng thuộc về những kẻ to lớn. Sức mạnh tiềm tàng ở bản lĩnh dũng cảm và ở trí tuệ. Nếu có bản lĩnh, có trí tuệ, chúng ta có thể chiến thắng mọi thế lực phi nghĩa.
Câu chuyện kiến giết voi còn khiến ta liên tưởng tới câu thành ngữ con giun xéo lắm cũng quằn. Bị đè nén, chèn ép quá lớn, con người nhỏ bé sẽ có lúc phản kháng và sự phản kháng đó sẽ vô cùng quyết liệt. Trong Tắt đèn, chị Dậu đã đánh trả lại tên cai lệ vì hắn là tên tay sai quá tàn nhẫn. Mọi lời cầu xin ngọt nhạt của chị, hắn đều .không nghe... Kiến giết voi cũng vì voi ỉ lớn bắt nạt bé. Sức phản kháng của kiến là sức bật mãnh liệt được dậy lên từ lòng căm phẫn khôn nguôi. Đây chính là bài học thứ ba mà câu chuyện ngụ ngôn đã mang đến cho mỗi chúng ta...
Có thể câu chuyện còn cất chứa nhiều bài học khác nữa. Nhưng đỉều quan trọng hơn cả đốì với chúng ta không phải là tìm, đếm những bài học đó. Hơn thế, trước mỗi bài học ẩn chứa trong câu chuyện, chúng ta nên suy nghĩ kĩ và vận dụng nó vào cuộc sông của chính mình. Có như thế truyện ngụ ngôn mới thực sự đi vào lòng người đọc chứ không đơn thuần chỉ là câu chuyện mua vui.