HƯỚNG DẪN
Bài thơ mở đầu bằng một điệp khúc lẻ loi “Một... một... một”. Chỉ có “một” thôi mà nhà thơ điệp những 3 lần. Cả 3 lần “một” ấy đều gắn với những dụng cụ lao động thô sơ của người nông dân. Đó là “Một mai, một cuốc, một cần câu”, và đi liền với những dụng cụ lao động ấy là con người lao động. Con người ấy đang cô đơn, lẻ loi hay đang hòa mình trong không gian đồng ruộng? vẻ đẹp cuộc sống của nhân vật trữ tình được khẳng định trong câu thơ thứ hai của bài thơ: Tha thẩn dầu ai vui thú nào. Quả thật, không thể có ai vui thú hơn cuộc sống mà thi sĩ đang thưởng thức. Cuộc sống đạm bạc, dân dã mà trong sạch, ngát hương.
2. Ta dại, ta tìm nơi vắng vẻ,
Người khôn, người đến chốn lao xao.
“Nơi vắng vẻ” là nơi tĩnh tại của thiên nhiên và nơi thảnh thơi của tâm hồn, nơi không người cầu cạnh và ta cũng không cầu cạnh người. “Chốn lao xao” là chốn cửa quyền, là đường hoạn lộ, nơi tấp nập người, xe...
Quan điểm về dại, khôn trong bài thơ đã bộc lộ rõ triết lí sống của ông. Nguyễn Bỉnh Khiêm cho mình là dại nhưng thực chất ông là “người khôn”, ông từ bỏ chốn quan trường, con đường lợi danh để sống vui thú điền viên...
3. Các sản vật và khung cảnh sinh hoạt trong hai câu thơ 5, 6 thật sự đáng chú ý. Đó là hình ảnh bốn mùa thu, đông, xuân, hạ. Ớ mùa nào thiên nhiên cũng hiện lên với những sản vật vừa thanh tao, vừa giản dị lại có màu sắc, gợi khả năng biểu cảm. Hai câu thơ cho thấy cuộc sống của Nguyễn Bỉnh Khiêm thật sự sung túc, vật chất có mà tinh thần cũng có. Con người và thiên nhiên như được hòa hợp quanh năm (Khi phân tích giá trị nghệ thuật của hai câu thơ này, HS nên chú ý đến cách thức sử dụng các biện pháp tu từ (đối, điệp từ, điệp ngữ, điệp cấu trúc câu...).
4. Nguyễn Bỉnh Khiêm cho rằng phú quý chỉ là giấc chiêm bao. Ông muốn trở về với tự nhiên, sống hòa hợp với tự nhiên, phủ nhận danh lợi. Đó chính là triết lí “nhàn” của ông.
5. Quan niệm sống nhàn của Nguyễn Bỉnh Khiêm đã được gợi ý từ câu 4. Đây là quan niệm sống tích cực, phù hợp với thời cuộc lúc bấy giờ.