Ông cha ta xưa kia có câu: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”. Em hãy giải thích câu tục ngữ trên

Việt Nam ta là một đất nước không lớn, nhưng chúng ta phải tự hào rằng đã hiên ngang bất khuất đánh bại bao kẻ thù hung hãn, cất cao đầu hát bài ca độc lập tự do. Kho tàng kinh nghiệm của cha ông ta còn lưu truyền câu tục ngữ: “Mãnh hổ nan địch quần hồ”

Vậy sau đây chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu ý nghĩa về câu tục ngữ này.

Mãnh hổ là con hổ to lớn, có sức mạnh. Hồ là con vật nhỏ bé yếu ớt. Một con hổ dù có sức mạnh đến đâu cũng không chốhg nổi một bầy hồ nhỏ bé. Đó là nghĩa đen mà câu tục ngữ muốn nhắc đến. Tuy nhiên nếu hiểu sâu xa hơn thì đây là bài học về tinh thần đoàn kết mà cha ông ta muốn đúc kết qua câu tục ngữ “Mãnh hổ nan địch quần hồ”.

Dân tộc Việt Nam ta trải qua biết bao nhiêu chiến tranh xâm lược của các quốc gia hùng mạnh hơn ta rất nhiều lần: Mông cổ, Trung Quốc, Pháp, Mĩ. Để chiến thắng kẻ thù, chúng ta chỉ có một sức mạnh duy nhất là tinh thần đoàn kết dân tộc, quyết tâm đánh đuổi giặc ngoại xâm ra khỏi lãnh thổ Việt Nam. Tinh thần đoàn kết ấy trở thành sức mạnh, thành truyền thống của dân tộc Việt Nam. Chúng ta đoàn kết từ trong gia đình, trong làng xóm, trong xã hội và đoàn kết trong cả quốc gia.

Chúng ta sống tập thể, chia ngọt sẻ bùi “tôi lửa tắt đèn có nhau”, “lá lành đùm lá rách”. Trong lao động, họ đoàn kết để tạo ra nhiều sản phẩm có chất lượng cao. Trong chiến tranh, đoàn kết để đánh đuổi kẻ thù làm nên những kì tích vẻ vang: Chiêh thắng của Hai Bà Trưng ở vùng đất Mê Linh, Ngô Quyền ở sông Bạch Đằng, chiến thắng Điện Biên Phủ, hay đại thắng mùa Xuân năm 1975 là những chứng minh hùng hồn về tinh thần đoàn kết của nhân dân con Hồng cháu Lạc.

Tinh thần đoàn kết đã giúp dân tộc ta vượt qua mọi khó khăn gian khổ, không trở ngại nào có thể cản bước tiến của nhân dân ta. Thực vậy, lịch sử đã chứng minh rằng khi bị xâm lược của các cường quôc, nhân dân ta đã đoàn kết lại để tiêu diệt kẻ thù dù phải hi sinh bản thân mình. Những cuộc biểu tình của sinh viên, học sinh phản đối chiến tranh của quân đội Mĩ ở miền Nam Việt Nam đã thể hiện khối đoàn kết của những người trí thức trẻ trong thời loạn li. Dù cho Trần Văn ơn, Quách Thị Trang có hy sinh thì tinh thần đoàn kết trong sinh viên học sinh cũng không bị thiêu hủy mà còn là ngọn lửa thổi bùng lên tinh thần dân tộc.

Tóm lại, “Mãnh hổ nan địch quần hồ” là bài học tốt của ông cha ta về tinh thần đoàn kết cũng vừa là lời cảnh tỉnh những kẻ ỷ mạnh hiếp yếu. Hiểu rõ ý nghĩa câu tục ngữ, chúng ta phải vận dụng tốt vào trong thực tế lao động sản xuất, học tập phát huy tính ưu việt của sức mạnh tập thể, sức mạnh đoàn kết.

BÀI CÙNG NHÓM