1. Ước mơ, tư tưởng của nhân dân được thể hiện như thế nào trong Tấm Cám 2. Anh (chị) hãy nêu những điểm nổi bật về nghệ thuật kể chuyện của truyện Tấm Cám

HƯỚNG DẪN

Tư tưởng nhân dân thấm đẫm trong câu chuyện thiện phải chiến thắng, ác phải bị trừng phạt thích đáng. Đó là ước mơ cao đẹp nhất của nhân dân lao động dưới chế độ phong kiến, là triết lí sống: ở hiền gặp lành.

Truyện cho ta bài học: sống nhân ái với mọi người. Nhưng để cuộc sống mỗi người, cuộc sống của cả cộng đồng ngày càng tốt đẹp, không phải lúc nào chúng ta cũng có thể nhân nhượng, dung tha cho cái ác, phải loại trừ cái ác ra khỏi xã hội.

- Mô tả tính cách nổi bật bằng cách tập trung hóa hành động của từng nhân vật, giúp cách kể ngắn gọn và đầy ấn tượng.

+ Miêu tả bằng tình huống: đó là cách miêu tả nhân vật một cách chân thực khách quan nhất. Rất nhiều lần, mẹ con Cám lừa Tấm và Tấm không bao giờ nghi ngờ (đề cao phẩm chất thật thà, ngây thơ của Tấm, nhân vật thiện) về những lời nói, việc làm độc ác của chúng. Mỗi lần tin người — mỗi lần có một sự kiện xảy ra với Tấm - đưa đến một sự chuyển đổi lớn trong cuộc đời của Tấm.

+ Để người nghe dễ nhớ, truyện cổ tích có lối kể chuyện đơn giản và không có nhiều mạch đoạn truyện, tổ chức theo trật tự thời gian tuyến tính, nhân vật có hành động phù hợp với trật tự này, tạo nên vẻ đẹp của nhân vật thiện trong truyện cổ tích.

+ Sự kết hợp giữa văn vần và văn xuôi là một đặc điểm thường xuất hiện trong cổ tích nhưng gắn bó với từng sự kiện, từng giai đoạn cuộc đời nhân vật là hiện tượng chỉ có trong Tấm Cám, tạo nên đặc điểm rất riêng về hình thức của Tấm Cám, góp phần làm tăng sức hấp dẫn cho câu chuyện.

+ Yếu tố kì diệu không có tác dụng quyết định đối với câu chuyện, với nhân vật. Nó chỉ góp phần hỗ trợ khi nhân vật thiện gặp khó khăn và quan trọng hơn nó tạo nên yếu tố lãng mạn cho truyện.

BÀI CÙNG NHÓM