Đang chuẩn bị liên kết để tải về tài liệu:
Sử dụng phần mềm transana để xử lí dữ liệu video nhằm đánh giá hoạt động học hợp tác
Đang chuẩn bị nút TẢI XUỐNG, xin hãy chờ
Tải xuống
Bài viết giới thiệu phương pháp đánh giá bằng quan sát trên lớp học. Dữ liệu được thu thập qua việc quay video nhóm sinh viên học theo hợp tác qua chủ đề “Năng lượng”ở học phần Vật lí đại cương và xử lí nhờ vào phần mềm Transana. | Sử dụng phần mềm transana để xử lí dữ liệu video nhằm đánh giá hoạt động học hợp tác TẠP CHÍ KHOA HỌC HO CHI MINH CITY UNIVERSITY OF EDUCATION TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM TP HỒ CHÍ MINH JOURNAL OF SCIENCE Tập 16, Số 9 (2019): 412-423 Vol. 16, No. 9 (2019): 412-423 ISSN: 1859-3100 Website: http://journal.hcmue.edu.vn Bài báo nghiên cứu SỬ DỤNG PHẦN MỀM TRANSANA ĐỂ XỬ LÍ DỮ LIỆU VIDEO * NHẰM ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG HỌC HỢP TÁC Ngô Văn Thiện Trường Cao đẳng Kĩ thuật Cao Thắng Tác giả liên hệ: Ngô Văn Thiện – Email: thiencaothang@gmail.com Ngày nhận bài: 12-4-2019; ngày nhận bài sửa: 24-5-2019; ngày duyệt đăng: 18-6-2019 TÓM TẮT Trong bài báo này, chúng tôi giới thiệu phương pháp đánh giá bằng quan sát trên lớp học. Dữ liệu được thu thập qua việc quay video nhóm sinh viên học theo hợp tác qua chủ đề “Năng lượng”ở học phần Vật lí đại cương và xử lí nhờ vào phần mềm Transana. Kết quả nghiên cứu đã chỉ ra phương pháp thu thập dữ liệu, kĩ thuật xử lí dữ liệu video và cách thức phân tích kết quả làm cơ sở cho việc đánh giá. Từ khóa: quan sát lớp học, phần mềm Transana, xử lí dữ liệu video, học hợp tác. 1. Mở đầu Trong các nghiên cứu liên quan đến đánh giá quan sát trên lớp học ở Việt Nam, công cụ thu thập thông tin thường được sử dụng như phiếu quan sát, bảng kiểm. Các công cụ này có nhiều ưu điểm vì dễ tạo ra và thuận tiện trong việc sử dụng. Tuy nhiên, khi người nghiên cứu quan sát trực tiếp các sự kiện diễn ra trên lớp để thu thập các mức biểu hiện hành vi của tất cả sinh viên lại là một việc khó khăn. Thật vậy, vì cùng một lúc người nghiên cứu không thể quan sát và ghi lại được đồng thời những biểu hiện hành vi của từng cá nhân sinh viên. Điều này người nghiên cứu sẽ bỏ sót những thông tin quan trọng cần đánh giá như thái độ, mức độ hứng thú và động cơ học tập của sinh viên. Lí do này dẫn đến kết quả đánh giá hoạt động dạy học trên lớp chưa được khách quan. Việc phân tích các hoạt động học tập xảy ra trên lớp qua ghi