tailieunhanh - Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên chuyên ngành thư viện thông tin, trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Cơ hội bởi mỗi người đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ qua các phương tiện truyền thông khác nhau nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc. Vậy văn hóa đọc là gì? Thực trạng sinh viên thư viện đọc sách ra sao? sẽ được tác giả phản ánh trong bài viết "Thực trạng văn hóa đọc của sinh viên chuyên ngành thư viện thông tin, trường Đại học Văn hóa Hà Nội". Hy vọng tài liệu là nguồn thông tin hữu ích cho quá trình học tập và nghiên cứu của các bạn. Mời các bạn cùng tìm hiểu để nắm bắt nội dung thông tin tài liệu. | THỰC TRẠNG VĂN HÓA ĐỌC CỦA SINH VIÊN CHUYÊN NGÀNH THƯ VIỆN THÔNG TIN TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA HÀ NỘI ThS. Lê Thị Thúy Hiền Giảng viên Khoa Thư viện - Thông tin Trường Đại học Văn hóa Hà Nội Đặt vấn đề Văn hóa đọc từ lâu đã trở thành yếu tố không thể thiếu trong sự phát triển vượt bậc của các nước phát triển. Nhà báo Hà Sơn Tùng 1 cho rằng Đọc sách là biểu tượng của con người có văn hóa và văn minh. Một xã hội chưa trọng thị sách là một xã hội chưa văn minh một con người chưa có thú đọc sách thì con người đó đã khiếm khuyết đi một mảng lớn về văn hóa . Tuy nhiên ngày nay với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ thông tin và truyền thông mà đặc biệt là sự lấn át của các phương tiện nghe nhìn văn hóa đọc đang đứng trước cả cơ hội và thách thức. Cơ hội bởi mỗi người đều được tiếp cận với một khối lượng tri thức khổng lồ qua các phương tiện truyền thông khác nhau nhưng nó lại tiềm ẩn một nguy cơ làm mai một thói quen đọc. Vậy văn hóa đọc là gì Thực trạng sinh viên thư viện đọc sách ra sao sẽ được tác giả phản ánh trong bài viết này. Văn hóa đọc là gì Hiện nay có nhiều định nghĩa khác nhau về văn hóa đọc. Theo ông Nguyễn Hữu Viêm 2 Văn hoá đọc là một khái niệm có hai nghĩa một nghĩa rộng và một nghĩa hẹp. Văn hoá đọc theo nghĩa rộng đó là nền văn hoá đọc của mỗi quốc gia thể hiện qua chủ trương đường lối chính sách của Nhà nước của cộng đồng và ý thức của mỗi thành viên trong xã hội về xây dựng phát triển cơ sở vật chất thư viện phòng đọc xuất bản phát hành sách tài liệu. nhằm phát triển văn hóa đọc. Văn hoá đọc theo nghĩa hẹp là đọc có văn hoá đó là ứng xử đối với việc đọc thể hiện qua thói quen đọc sở thích đọc và kỹ năng đọc của mỗi người đọc. Trước hết cần tạo ra và phát triển thói quen đọc suốt cuộc đời cho mỗi người. Xây dựng thói quen đọc phải được bắt đầu từ tuổi ấu thơ ở nhiều nước người ta bắt đầu thực hiện từ tuổi trước khi đến trường do các bậc cha mẹ thực hiện. Còn trong suốt cuộc đời đi học và sau khi ra đời là quá trình học tập và rèn luyện các kỹ năng .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN