tailieunhanh - Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Sấu tía

Đặc điểm và phân bố của các loài cây lâm nghiệp- Cây Sấu tía | SẤU TÍA Sandoricum koetjape Burm. f. Merr. 1912 Tên đồng nghĩa Sandoricum indicum S. harmandii Pierre 1879 Sandoricum harmandianum Pierre ex Laness 1886 Tên khác Sấu đỏ mậy tong Thái Họ Xoan - Meliaceae Tên thương phẩm Santol Sentol Kechapi Anh Faux mangoustan mangoustan sauvage Pháp Hình thái Cây nửa rụng lá cao 20-30 m đường kính 30-80 cm. Tán dày màu xanh thẫm gốc có bạnh vè lớn. Vỏ màu xám nâu nháp thịt màu đỏ có dịch mủ. Cành non phủ lông mềm. Lá kép 3 lá chét dài 30-60 cm có lông nhung cuống chung dài 20-25 cm lá chét hình trứng rộng hay hình mác gốc tù hay tròn đầu hơi nhọn hai lá chét bên nhỏ hơn lá chét giữa gân bên 10 đôi. Lá non màu xanh lục lá già chuyển màu đỏ hay vàng trước khi rụng. Cụm hoa chùm dài 25 cm gồm nhiều xim mỗi xim mang 2-3 hoa. Hoa nhỏ màu xanh vàng xếp từng đôi. Đài hợp hình chén ngoài có lông trên đầu có 5 răng tròn cánh hoa 5 thuôn ngoài có lông. Nhị 10 hợp thành ống bao phấn hình trái xoan đỉnh nhọn triền tuyến mật nhẵn bầu hơi phồng vòi nhuỵ hình trụ núm 5 răng. Sấu tía - Sandoricum koetjape Burm. f. Merr. 1. Cành mang hoa 2. Quả Quả hạch hình cầu hơi bị ép có mũi nhọn cứng ở đầu có lông mềm đường kính 5-6 cm màu vàng đậm. Vỏ quả trong nạc có hạch cứng 4-5 ô. Hạt 2-5 hình trứng ngược nhẵn màu nâu lá mầm đỏ. Các thông tin khác về thực vật Có sự sai khác về tên địa phương giữa 2 miền Bắc và Nam của loài sấu. Ở ngoài Bắc cây sấu trồng phổ biến ở đường phố Hà Nội có tên khoa học là Dracontomelum duperreanum Pierre thuộc họ Đào lộn hột Anacardiaceae nhưng loài này ở miền Nam lại có tên là long cóc Sài Gòn và các tỉnh khác . Trong khi đó tên cây sấu ở miền Nam lại dùng cho loài có tên khoa học là Sandoricum indicum Cav. thuộc họ Xoan. Để phân biệt 2 loài này chúng tôi dùng tên sấu tía để chỉ loài sấu của miền Nam tên này thường được cán bộ lâm nghiệp ở miền Nam sử dụng còn tên sấu của miền Bắc vẫn giữ nguyên để chỉ loài Dracontomelum duperreanum Pierre. Trước đây sấu tía được tách thành 2 loài riêng biệt. Loài sấu vàng S. indicum

TỪ KHÓA LIÊN QUAN