tailieunhanh - Báo cáo "Một số khía cạnh pháp lý trong hiệp định Việt - Mỹ"

Một số khía cạnh pháp lý trong hiệp định Việt - Mỹ Như vậy, quyền lợi của đương sự và những người có quyền, lợi ích liên quan không được bảo đảm trong trường hợp thừa phát lại thực hiện cưỡng chế thi hành án, do đó không tạo được niềm tin trong dân về khả năng chịu trách nhiệm của thừa phát lại, chủ trương xã hội hoá thi hành án dân sự không khả thi. Theo | THÒNG TIN MỘT số KHÍA CẠNH PHÁP LÍ TRONG HIỆP ĐỊNH QUYEN TÁC GIẢ VIỆT - MĨ Ngày 23 12 1998 tại Washington đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam và trợ lí bộ trường ngoại giao Mĩ đặc trách về khu vực Đông Á - Thái Bình Dương đã thay mặt chính phủ hai nước tiến hành trao đổi công hàm thông báo cho nhau về việc hai bên đã sẩn sàng đảm nhận nghĩa vụ trong Hiệp định thiết lập quan hệ quyền tác giả giữa Việt Nam và Mĩ được bộ trường ngoại giao hai nước kí vào ngày 27 6 1997. Như vậy Hiệp định bắt đầu có hiệu lực từ ngày 23 12 1998. Sự kiện Hiệp định quyền tác giả Việt -Mĩ phải sau 18 tháng kể từ ngày kí mới được thi hành đã phần nào phản ánh được tính chất phức tạp về mặt pháp lí cũng như tầm quan trọng của Hiệp định đối với quan hệ giữa hai nước. Mặc dù Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã chính thức phê duyệt Hiệp định nói trên từ ngày 26 12 1997 nhưng do những trờ ngại từ phía Mĩ mà phải mất một năm sau Hiệp định mới có hiệu lực. Để đi đến quyết định này hai bên đã phải tiến hành tổ chức nhiều cuộc gặp gỡ trao đổi và thảo luận trên tinh thần cùng hợp tác để giải quyết những vướng mắc liên quan đến nội dung Hiệp định. Hai bên đã thống nhất sửa đổi lại các khoản 1 và 2 Điều 11 về hiệu lực của Hiệp định cho phù hợp với thực tế. Hai bên cũng thống nhất về nội dung tuyên bố của tổng thống Mĩ đối với việc Mĩ BÙI NGỌC TOÀN thừa nhận phía Việt Nam đã có đầy đủ cơ sờ pháp lí trong lĩnh vực bảo hộ quyền tác giả. Có thể thấy mặc dù chỉ ngắn gọn trong 11 điều khoản nhưng Hiệp định hàm chứa các quy định chủ yếu về bảo hộ quyền tác giả phù hợp với những chuẩn mực của luật pháp quốc tế hiện đại. 1. Đối xử quốc gia Hiệp định quy định các bên phải bảo hộ các tác phẩm của công dân người thường trú tại bên kia không kém thuận lợi hơn so với sự bảo hộ mà bên đó dành cho công dân của mình. Nguyên tắc đối xử quốc gia cho phép các bên không đặt ra các chuẩn mực chung làm cơ sờ để hai bên áp dụng mà dành cho mỗi bên tùy thuộc vào điều kiện của mình áp dụng chế độ bảo

TỪ KHÓA LIÊN QUAN