tailieunhanh - ÐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO (Kỳ 4)

Pha thực hiện Pha thực hiện là pha làm tan tế bào đích bởi các tế bào lympho T gây độc thực hiện. Một loạt sự kiện được tổ chức một cách chặt chẽ đưa đến phá vỡ tế bào đích bởi tế bào lympho T gây độc gồm: tạo thành liên hợp tế bào, tấn công màng, tách tế bào lympho T gây độc ra khỏi liên hợp, và phá huỷ tế bào đích. Tan tế bào lympho bởi tế bào: Sự phát triển thử nghiệm tan tế bào lympho bởi tế bào là một bước tiến quan trọng. | ĐÁP ỨNG MIỄN DỊCH QUA TRUNG GIAN TẾ BÀO Kỳ 4 Pha thực hiện Pha thực hiện là pha làm tan tế bào đích bởi các tế bào lympho T gây độc thực hiện. Một loạt sự kiện được tổ chức một cách chặt chẽ đưa đến phá vỡ tế bào đích bởi tế bào lympho T gây độc gồm tạo thành liên hợp tế bào tấn công màng tách tế bào lympho T gây độc ra khỏi liên hợp và phá huỷ tế bào đích. Tan tế bào lympho bởi tế bào Sự phát triển thử nghiệm tan tế bào lympho bởi tế bào là một bước tiến quan trọng trên thực nghiệm góp phần vào việc hiểu biết cơ chế các tế bào lympho T gây độc giết chết các tế bào đích. Trong thử nghiệm này các tế bào đích thích hợp được đánh dấu bằng chất đồng vị phóng xạ 51Cr ở trong nội bào. Việc đánh dấu này được thực hiện bằng cách ủ các tế bào đích trong dung dịch Na2 51Cr O4. Chất đồng vị phóng xạ 51Cr sẽ khuyếch tán vào bên trong tế bào. Khi đã vào bên trong tế bào thì 51Cr gắn vào các protein của bào tương và điều này làm giảm khả năng khuyếch tán thụ động của nó trở ra ngoài tế bào đích đã đánh dấu. Khi ủ các tế bào lympho T gây độc hoạt hoá đặc hiệu với các tế bào đích này 1 đến 4 giờ thì các tế bào đích bị tan và 51Cr được giải phóng ra. Lượng 51Cr tăng lên có liên quan trực tiếp với số lượng tế bào đích bị phá vỡ bởi các tế bào lympho T gây độc. Sử dụng thử nghiệm này người ta đã chứng minh được tính đặc hiệu của các tế bào lympho T gây độc đối với các tế bào khác gien cùng loài các tế bào ung thư các tế bào nhiễm virut và các tế bào đã bị thay đổi về phương diện hoá học. Các clôn tế bào T gây độc Các tiến bộ trong khoa học công nghệ gần đây cho phép chúng ta có thể nuôi trường diễn các clôn tế bào lympho T gây độc. Các lympho bào của chuột nhắt đã được gây miễn dịch trước đó được nuôi cấy cùng với các tế bào đích dùng gây miễn dịch ban đầu và các tế bào lympho T gây độc đã biệt hoá được clôn hoá trong các giếng nuôi cấy nhỏ bằng phương pháp pha loãng giới hạn với sự có mặt của các nồng độ cao IL-2. Các dòng tế bào lympho T gây độc đã được clôn hoá này cung cấp cho .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN