tailieunhanh - Dân chủ hóa, phân quyền hóa cơ cấu hệ thống quyền lực nhà nước theo tư duy pháp quyền biện chứng
Trước yêu cầu “Nhà nước nhỏ, xã hội lớn”, Nhà nước chuyên nghiệp, Nhà nước nhân văn và xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân, “Nhà nước kiến tạo sự phát triển”(1), tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hoạt động của Nhà nước trước thời kỳ mới, hiện đại hóa và hội nhập ở tầng cao mới, đòi hỏi phải xem xét và đổi mới nhận thức về vấn đề quyền lực nhà nước. Thực trạng quyền lực và cơ cấu, quan hệ quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay. | Dân chủ hóa phân quyền hóa cơ cấu hệ thống quyền lực nhà nước theo tư duy pháp quyền biện chứng Trước yêu cầu Nhà nước nhỏ xã hội lớn Nhà nước chuyên nghiệp Nhà nước nhân văn và xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân do dân vì dân Nhà nước kiến tạo sự phát triển 1 tăng cường hiệu lực và hiệu quả của hoạt động của Nhà nước trước thời kỳ mới hiện đại hóa và hội nhập ở tầng cao mới đòi hỏi phải xem xét và đổi mới nhận thức về vấn đề quyền lực nhà nước. Thực trạng quyền lực và cơ cấu quan hệ quyền lực nhà nước ở nước ta hiện nay không chỉ cồng kềnh nhiều tầng nấc chậm chạp nặng nề mà còn thiếu cơ chế thực thi quyền lực đảm bảo giám sát kiềm chế quyền lực chống lạm quyền chống tùy tiện. Từ đó chế độ dân chủ pháp quyền trong hệ thống nhà nước và trong xã hội còn nhiều hạn chế khuyết tật. Nhiều chỗ hổng trong quyền lực nhà nước và cơ chế quản lý quản trị quốc gia lỗi thời đã làm phát sinh trì trệ giảm hiệu lực của quyền lực và còn làm tha hóa quyền lực phát sinh tiêu cực tràn lan. Những khuyết tật hệ thống như vậy đã được nêu lên trong các văn kiện của Đảng và Nhà nước các công trình nghiên cứu khoa học. Đây là một trong những khiếm khuyết lớn của hệ thống chính trị và Nhà nước ở nước ta đang được nghiên cứu khắc phục. Vấn đề là cần phải nhận diện cho đúng và thiết kế lại theo nguyên tắc cơ chế nào Nhưng về nhận thức thì ngay việc hiểu như thế nào là nguyên tắc thống nhất quyền lực và phân quyền vẫn chưa rõ và chưa có nhất trí2. Trong nhiều nguyên nhân có nguyên nhân tư duy định kiến cũ còn gây cản trở lớn cho việc đổi mới hệ thống cơ quan quyền lực nhà nước về chức năng nhiệm vụ và bộ máy cơ chế. Tâm thức tập quyền còn ảnh hưởng nặng trong suy nghĩ của nhiều người. Chẳng hạn mấy năm trước đây trong bài viết Bàn về nguyên tắc Quyền lực nhà nước là thống nhất có sự phân công và phối hợp giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quyền lập pháp hành pháp và tư pháp của Trương Hồ Hải Tạp chí Sinh hoạt lý luận số 75 2006 tác giả cũng chỉ nói về việc thống nhất phân công
đang nạp các trang xem trước