tailieunhanh - Thuyết Tân Cổ Điển Và Cải Cách Cận Biên

"Cuộc cách mạng" tân cổ điển bao gồm việc từ bỏ học thuyết giá trị lấy lao động hay công việc làm trọng tâm trong sản xuất vật chất và việc thay thế học thuyết này bằng một quan điểm về "lợi ích" đạt được khi của cải vật chất được tiêu thụ. Đồng thời, họ cũng đã đưa phân tích về cả hai mặt sản xuất và tiêu thụ dưới dạng "cận biên" và toán học, từ đó có thể lập ra một bảng phân loại mới hoàn toàn về những phương pháp phân tích và toán học. . | Thuyết Tân Cổ Điển Và Cải Cách Cận Biên từ kinh tế chính trị đến khoa học kinh tế Cuộc cách mạng tân cổ điển bao gồm việc từ bỏ học thuyết giá trị lấy lao động hay công việc làm trọng tâm trong sản xuất vật chất và việc thay thế học thuyết này bằng một quan điểm về lợi ích đạt được khi của cải vật chất được tiêu thụ. Đồng thời họ cũng đã đưa phân tích về cả hai mặt sản xuất và tiêu thụ dưới dạng cận biên và toán học từ đó có thể lập ra một bảng phân loại mới hoàn toàn về những phương pháp phân tích và toán học. Những thay đổi này không chỉ bao gồm sự thay đổi trọng tâm nghiên cứu của học thuyết mà còn giới hạn lại phạm vi của cái mà người ta cứ gọi là kinh tế học chứ không phải kinh tế chính trị . Heilbronner thể hiện sự giới hạn này bằng cách bắt đầu thay đổi từ những quan điểm của cả thế giới và cố làm sáng tỏ cả con đường dẫn đến một xã hội đang tiến triển tốt đẹp nhằm chuyên môn hoá nghề nghiệp và giải thích một cách chi tiết hơn về những công việc làm trong nền kinh tế. Ông ta cho rằng thay đổi này diễn ra khi thế giới ngày càng phát triển làm tăng mức lương giảm giờ làm do đó đây là một thế giới đầy hy vọng và hứa hẹn . Tiếc thay cũng giống như nghiên cứu của những nhà kinh tế học tân thời mà ông đang miêu tả thì phần tính toán của ông lại bỏ xót đi phần cốt lõi nhất của sự phát triển đó cái phần đen tối và nhuốm đầy máu đó là cuộc đấu tranh giai cấp chống lại công việc -- một địa thế về những cuộc đình công những hành động phá hoại của công nhân về cuộc bạo động chống tư bản sự phát triển đó sử dụng những kẻ đánh thuê nói riêng và đàn áp của cảnh sát nói chung. Tình thế xung đột giữa công nhân và tư bản mang tính địa phương đó ngày càng trãi rộng ra cùng với sự phát triển của hệ thống xã hội này. Một mặt công nhân tự mình đứng lên thành lập công đoàn và phát động những phong trào chính trị và mặt khác tư bản lại cố gắng nổ lực chống lại những thử thách này bao gồm luôn mọi thứ từ việc hợp tác với chủ nghĩa đế quốc thực dân trong nước đến hợp tác với chủ .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN