tailieunhanh - Giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc từ dân ca Việt Nam cho sinh viên – Góc nhìn từ một khảo sát ở khoa Quản lý văn hóa, Nghệ thuật, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh

Bài viết "Giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc từ dân ca Việt Nam cho sinh viên – Góc nhìn từ một khảo sát ở khoa Quản lý văn hóa, Nghệ thuật, Trường Đại học Văn hóa Thành phố Hồ Chí Minh" đề cập đến hát dân ca tạo cơ sở nền tảng phục vụ giáo dục thẩm mỹ âm nhạc, giúp sinh viên có tình cảm yêu quý, nhận thức vẻ đẹp, biết trân trọng nền âm nhạc dân gian - dân tộc. Có thể nhận diện sự trân trọng và ý thức giữ gìn văn hóa – nghệ thuật dân tộc qua nhận thức của sinh viên ở giảng đường Đại học qua những làn điệu dân ca. Mời các bạn cùng tham khảo! | GIÁO DỤC VĂN HÓA - NGHỆ THUẬT DÂN TỘC TỪ DÂN CA VIỆT NAM CHO SINH VIÊN GÓC NHÌN TỪ MỘT KHẢO SÁT Ở KHOA QUẢN LÝ VĂN HÓA NGHỆ THUẬT TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN HÓA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ThS. Hồ Thị Như Vui140 Tóm tắt Kiến thức về văn hóa dân tộc là hành trang không thể thiếu để mỗi sinh viên khoa Quản lý Văn hóa nghệ thuật trường ĐH Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh bước vào nghề nghiệp tương lai. Hiểu về các làn điệu dân ca của dân tộc của các vùng các dân tộc cùng chung sống trên đất nước Việt Nam là một phần trong hành tranh tri thức cần có của sinh viên. Hát dân ca tạo cơ sở nền tảng phục vụ giáo dục thẩm mỹ âm nhạc giúp sinh viên có tình cảm yêu quý nhận thức vẻ đẹp biết trân trọng nền âm nhạc dân gian - dân tộc. Có thể nhận diện sự trân trọng và ý thức giữ gìn văn hóa nghệ thuật dân tộc qua nhận thức của sinh viên ở giảng đường Đại học qua những làn điệu dân ca. Chính dòng chảy dân ca tiếp cận từ góc độ văn hóa dân tộc đã tạo môi trường văn hóa độc đáo giúp sinh viên trang bị vốn kiến thức cơ bản và những hiểu biết về văn hóa về âm nhạc về nghệ thuật truyền thống Việt Nam. Từ khóa Dân ca Việt Nam Đại học Văn hóa Tp. Hồ Chí Minh Giáo dục văn hóa - nghệ thuật dân tộc Sinh viên. Mở đầu Nghị quyết TW5 Khóa VIII đã khẳng định Di sản văn hóa là tài sản vô giá gắn kết cộng đồng dân tộc là cốt lõi của bản sắc dân tộc cơ sở để sáng tạo những giá trị mới và giao lưu văn hóa . Quyết tâm lớn của Đảng Nhà nước và cả mỗi người dân Việt Nam là bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống của dân tộc xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc nguồn cội của sức mạnh mềm Việt Nam. Điều này xuất phát từ tình cảm ý thức trách nhiệm và niềm tự hào từ những gì mà những thế hệ trước để lại. Dân ca Việt Nam là một trong những thành phần tạo nên kho tàng di sản văn hóa quý giá của dân tộc. Không thể phủ nhận sức sống mãnh liệt của dân ca bởi đây là di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại đã được UNESCO ghi danh nhiều lần như Dân ca quan họ 2009 dân ca ví dặm Nghệ Tĩnh 2014

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN