tailieunhanh - Đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Thương mại

Bài viết "Đào tạo đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Thương mại" tập trung hệ thống hóa yêu cầu kỹ năng cần thiết đối với nhân viên nghiệp vụ tại doanh nghiệp lữ hành; đồng thời bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp nhằm phản ánh toàn diện thực trạng đào tạo và mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành, trường Đại học Thương mại tại các vị trí nghiệp vụ trong doanh nghiệp lữ hành. Mời các bạn cùng tham khảo! | ĐÀO TẠO ĐÁP ỨNG YÊU CẦU KỸ NĂNG CỦA SINH VIÊN TỐT NGHIỆP NGÀNH QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH TRƢỜNG ĐẠI HỌC THƢƠNG MẠI TS. Trần Thị Bích Hằng Trường Đại học Thương mại TÓM TẮT Bài viết tập trung hệ thống hóa yêu cầu kỹ năng cần thiết đối với nhân viên nghiệp vụ tại doanh nghiệp lữ hành đồng thời bài viết sử dụng phương pháp nghiên cứu định tính để phân tích dữ liệu thứ cấp và dữ liệu sơ cấp nhằm phản ánh toàn diện thực trạng đào tạo và mức độ đáp ứng yêu cầu kỹ năng của sinh viên tốt nghiệp ngành Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành trường Đại học Thương mại tại các vị trí nghiệp vụ trong doanh nghiệp lữ hành. Từ đó bài biết nhận định một số vấn đề đặt ra và đưa ra đề xuất góp phần đáp ứng yêu cầu kỹ năng cho sinh viên sau khi tốt nghiệp và có thể đảm nhận tốt vị trí nhân viên nghiệp vụ tại doanh nghiệp lữ hành. Từ khóa Doanh nghiệp lữ hành đào tạo kỹ năng kỹ năng Đại học Thƣơng mại 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Du lịch ngày càng phát triển mạnh mẽ và mang lại những đóng góp đáng kể về kinh tế - xã hội. Theo Tổ chức Du lịch Thế giới UNWTO trong năm 2018 du lịch quốc tế đã đóng góp 10 GDP toàn cầu 7 giá trị xuất khẩu quốc tế 30 giá trị xuất khẩu ngành dịch vụ và 1 10 việc làm trên toàn thế giới. Riêng tại Việt Nam năm 2018 tổng thu từ khách du lịch KDL đạt 637 nghìn tỷ đồng đóng góp 10 GDP cả nƣớc tạo 6 triệu việc làm trong đó có 2 triệu việc làm trực tiếp . Các chuyên gia du lịch cũng dự báo kết quả nêu trên sẽ tiếp tục tăng trƣởng trong thời gian tới. Rõ ràng sự phát triển của du lịch đã mang lại cơ hội việc làm trong lĩnh vực du lịch nói chung và lĩnh vực lữ hành nói riêng. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của du khách và nâng cao khả năng tiếp cận cơ hội việc làm tại các nƣớc trong khu vực sau khi Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á Asean đã thông qua Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong Asean MRA về Nghề Du lịch nhân viên nghiệp vụ không chỉ cần phải đáp ứng tốt yêu cầu về kiến thức thái độ mà còn phải hoàn thiện về kỹ năng. Điều này cũng đặt ra yêu cầu đối với các

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN