tailieunhanh - Thương mại Việt Nam - EU sau ba năm EVFTA có hiệu lực: Thực trạng và hàm ý chính sách

Nghiên cứu "Thương mại Việt Nam - EU sau ba năm EVFTA có hiệu lực: Thực trạng và hàm ý chính sách" đánh giá thực trạng thương mại của Việt Nam sau ba năm kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu (EU) (EVFTA) có hiệu lực. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng, EVFTA đã mang lại những tín hiệu tích cực cho thương mại hai chiều giữa Việt Nam - EU; tuy vậy, vẫn còn những rào cản đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU vì đây được coi thị trường lớn, song cũng rất khắt khe. Mời các bạn cùng tham khảo! | KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC QUỐC GIA 26. THƯƠNG MẠI VIỆT NAM - EU SAU BA NĂM EVFTA CÓ HIỆU LỰC THỰC TRẠNG VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH TS. Đinh Viết Hoàng SV. Nguyễn Hương Giang SV. Lê Thị Mai Trang SV. Nguyễn Thị Xuân Quỳnh SV. Vũ Thị Lan Anh Tóm tắt Trong những năm gần đây Việt Nam đã tích cực hội nhập vào nền kinh tế thế giới và tham gia ký kết nhiều hiệp định thương mại song phương đa phương các hiệp định thương mại tự do thế hệ mới. Nghiên cứu này đánh giá thực trạng thương mại của Việt Nam sau ba năm kể từ khi Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu EU EVFTA có hiệu lực. Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng EVFTA đã mang lại những tín hiệu tích cực cho thương mại hai chiều giữa Việt Nam - EU tuy vậy vẫn còn những rào cản đối với xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam sang thị trường EU vì đây được coi thị trường lớn song cũng rất khắt khe. Từ đó các tác giả đưa ra kiến nghị giải pháp cho các nhà hoạch định chính sách các cơ quan quản lý nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh và chất lượng hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam. Từ khóa thương mại Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Liên minh châu Âu Việt Nam 1. GIỚI THIỆU Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế có nhiều thay đổi trong phạm vi khu vực và trên thế giới Việt Nam đã chủ động tham gia vào các hiệp định tự do nhằm khai thác các tiềm năng và lợi thế cho phát triển kinh tế. Với động lực từ tiến trình tự do hóa thương mại kể từ sau khi Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại thế giới WTO vào năm 2007 kinh tế Việt Nam đã tăng trưởng nhanh chóng và vươn lên thành một quốc gia có thu nhập trung bình thấp. Hình 1 cho thấy trong giai đoạn 2010 - 2022 GDP của Việt Nam theo USD giá hiện hành đã tăng gần 178 tăng gấp 2 77 lần . Trong bối cảnh chung khi mà nền kinh tế toàn cầu suy thoái trải qua nhiều khó khăn và gián đoạn Việt Nam vẫn ghi nhận mức tăng trưởng dương với độ mở của nền kinh tế trong giai đoạn 2010 - 2022 trung bình khoảng 150 . Trường Đại học Kinh tế Quốc dân 372 KINH TẾ VIỆT NAM NĂM 2023 VÀ TRIỂN

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN
TÀI LIỆU MỚI ĐĂNG