tailieunhanh - Vai trò trung gian của tính sính ngoại tiêu dùng trong mối quan hệ giữa tính vị chủng tiêu dùng và xu hướng dùng hàng nội địa
Nghiên cứu sẽ xem xét vai trò trung gian của tính sính ngoại tiêu dùng trong mối quan hệ giữa tính vị chủng tiêu dùng và xu hướng dùng hàng nội địa đối với sản phẩm tủ lạnh, một sản phẩm khá thiết yếu và có tầng số mua lặp lại cao với đời sống hàng ngày. | P-ISSN 1859-3585 E-ISSN 2615-9619 ECONOMICS - SOCIETY VAI TRÒ TRUNG GIAN CỦA TÍNH SÍNH NGOẠI TIÊU DÙNG TRONG MỐI QUAN HỆ GIỮA TÍNH VỊ CHỦNG TIÊU DÙNG VÀ XU HƯỚNG DÙNG HÀNG NỘI ĐỊA THE MEDIATING ROLE OF EXTERNAL TRENDS IN THE RELATIONSHIP BETWEEN ETHNOCENTRISM AND INTENTION OF USING DOMESTIC GOODS Nguyễn Thị Hoàng Mai1 Đỗ Thị Phượng1 Lê Anh Tuấn1 Trần Thanh Phong1 DOI https TÓM TẮT Những năm gần đây nhiều chương trình cổ động cho tiêu dùng sản phẩm sản xuất tại Việt Nam điều này làm gia tăng vị thế cạnh tranh của thương hiệu Việt trên thị trường thế giới. Tuy nhiên về khía cạnh hàn lâm rất ít nghiên cứu về vấn đề này. Do vậy nghiên cứu đáp ứng nhu cầu nào đó từ khía cạnh lý thuyết. Mẫu khảo sát của nghiên cứu là mẫu thuận tiện được thu thập từ các hộ gia đình tại Thành phố Hồ Chí Minh với tổng số phiếu là 323. Phương pháp kết hợp được sử dụng trong nghiên cứu này. Cụ thể phương pháp nghiên cứu định tính với kỹ thuật thảo luận nhóm nhằm điều chỉnh bộ thang đo cho phù hợp với ngữ cảnh nghiên cứu trong khi đó nghiên cứu định lượng dùng để đánh giá độ tin cậy của thang đo và kiểm định mô hình lý thuyết. Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các giả thuyết nghiên cứu đều có ý nghĩa thống kê ở mức ý nghĩa 5 cụ thể tính vị chủng tiêu dùng ảnh hưởng tới tính sính ngoại tiêu dùng và xu hướng tiêu dùng hàng nội địa với hệ số lần lượt là -0 38 và 0 13 trong khi đó tính sính ngoại tiêu dùng có tác động tích cực tới xu hướng tiêu dùng hàng nội địa với hệ số là 0 55. Kết quả nghiên cứu hàm ý rằng các nhà quản lý nhà nước cần thúc đẩy xu hướng tiêu dùng hàng nội bằng cách tác động vào tinh thần dân tộc tình yêu quê hương đất nước của người dân nhằm làm tăng tính vị chủng trong tiêu dùng hàng hóa. Trong khi đó đối với các doanh nghiệp cần định vị sản phẩm theo cả thuộc tính chức năng và tâm lý. Cuối cùng của nghiên cứu nhóm tác giả cũng nều ra một số hạn chế của nghiên cứu như kỹ thuật lấy mẫu phạm vi khảo sát. Từ khóa Tính sính ngoại tính vị chủng
đang nạp các trang xem trước