tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học máy tính: Nghiên cứu tổng hợp tiếng nói cho ngôn ngữ ít nguồn tài nguyên theo hướng thích nghi, ứng dụng với tiếng Mường

Luận án "Nghiên cứu tổng hợp tiếng nói cho ngôn ngữ ít nguồn tài nguyên theo hướng thích nghi, ứng dụng với tiếng Mường" nhằm phát triển một hệ thống tổng hợp tiếng nói cho các ngôn ngữ thiếu nguồn tài nguyên, tập trung vào tiếng Mường, bằng cách sử dụng các kỹ thuật thích nghi . Mời các bạn cùng tham khảo! | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI Phạm Văn Đồng NGHIÊN CỨU TỔNG HỢP TIẾNG NÓI CHO NGÔN NGỮ ÍT NGUỒN TÀI NGUYÊN THEO HƯỚNG THÍCH NGHI ỨNG DỤNG VỚI TIẾNG MƯỜNG Ngành Khoa học máy tính Mã số 9480101 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC MÁY TÍNH Hà Nội - 2023 Công trình được hoàn thành tại Đại học Bách khoa Hà Nội Người hướng dẫn khoa học 1. TS. Mạc Đăng Khoa 2. PGS. TS. Trần Đỗ Đạt Phản biện 1 Phản biện 2 Phản biện 3 Luận án được bảo vệ trước Hội đồng đánh giá luận án tiến sĩ cấp Đại học Bách khoa Hà Nội họp tại Đại học Bách khoa Hà Nội Vào hồi .giờ .phút ngày tháng năm Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện 1. Thư viện Tạ Quang Bửu ĐHBK Hà Nội. 2. Thư viện Quốc gia Việt Nam GIỚI THIỆU Động lực nghiên cứu Công nghệ xử lý giọng nói ngày nay rất cần thiết trong nhiều khía cạnh tương tác giữa người và máy. Nhiều hệ thống tương tác bằng giọng nói gần đây đã được giới thiệu cho phép người dùng giao tiếp với các thiết bị trên nhiều nền tảng khác nhau chẳng hạn như điện thoại thông minh Apple Siri Google Cloud Amazon Alexa . ô tô thông minh BMW Ford . và nhà thông minh. Trong các hệ thống này một trong những thành phần quan trọng là tổng hợp giọng nói hoặc chuyển văn bản thành giọng nói Text-To-Speech - TTS có thể chuyển đổi văn bản đầu vào thành giọng nói. Phát triển hệ thống tổng hợp tiếng nói cho một ngôn ngữ không chỉ là việc thực hiện các kỹ thuật xử lý tiếng nói mà còn đòi hỏi các nghiên cứu về ngôn ngữ như ngữ âm âm vị học cú pháp và ngữ pháp. Theo số liệu thống kê trong ấn bản thứ 25 của Ethnologue1 được coi là nguồn thông tin toàn diện nhất về thống kê ngôn ngữ có khoảng ngôn ngữ đang tồn tại trên thế giới thuộc 141 họ ngôn ngữ trong đó có khoảng ngôn ngữ không có chữ viết. Một số ngôn ngữ chưa được mô tả trong tài liệu học thuật chẳng hạn như tiếng địa phương của các dân tộc thiểu số. Các phương pháp học máy dựa trên dữ liệu lớn không thể áp dụng ngay cho các ngôn ngữ có tài nguyên giới hạn. Đặc biệt với các ngôn ngữ không có chữ viết các

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN