tailieunhanh - Đổi mới tư duy về các thành phần kinh tế để phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập

Bài viết "Đổi mới tư duy về các thành phần kinh tế để phát triển bền vững trong thời kỳ hội nhập" trình bày mô hình kinh tế là nhằm phát triển lực lượng sản xuất, phát triển kinh tế, xây dựng cơ sở vật chất của CNXH, nâng cao đời sống nhân dân. Phát triển lực lượng sản xuất hiện đại gắn với quan hệ sản xuất mới phù hợp trên cả ba mặt sở hữu, quản lý và phân phối. Mời các bạn cùng tham khảo! | ĐỔI MỚI TƯ DUY VỀ CÁC THÀNH PHẦN KINH TẾ ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TRONG THỜI KỲ HỘI NHẬP Nguyễn Minh Phong 1 TÓM TẮT Theo tinh thần Nghị quyết 11 - NQ TW hội nghị TW 5 khóa XII Việt Nam kiên trì định hướng XHCN trong mô hình phát triển kinh tế nhưng bảo đảm thực hiện nhất quán một chế độ pháp lý kinh doanh cho các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu thành phần kinh tế Lịch sử kinh tế thế giới đã và đang ghi nhận hai sự kiện tầm cỡ quốc tế lớn lao Thứ nhất sự sụp đổ Liên Xô trong thập kỷ cuối cùng của thế kỷ XX như là minh chứng cho sự thất bại của mô hình kinh tế kế hoạch hóa tập trung cao độ theo mô hình Xô viết Thứ hai cuộc khủng hoảng kinh tế -tài chính khởi đầu năm 2008 ở Mỹ và lan tỏa toàn cầu trong thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI như là minh chứng cho sự thất bại của mô hình kinh tế thị trường tự do tối đa kiểu Mỹ. Nhân loại đứng trước sự lựa chọn và yêu cầu mới về sự kết hợp hài hòa bàn tay thị trường với bàn tay nhà nước trong mô hình kinh tế mới phù hợp với điều kiện cụ thể và và đặt mục tiêu lợi ích quốc gia lên hàng đầu theo yêu cầu phát triển bền vững của mỗi nước Bài viết sẽ làm rõ hơn về vấn đề này Từ khóa Phát triển kinh tế Khủng hoảng Kinh tế các thành phần kinh tế 1. BỐI CẢNH Trong bối cảnh đó sự phát triển nhận thức của Đảng qua các kỳ từ Đại hội VI đến Đại hội XII về mô hình KTTT định hướng XHCN về các thành phần kinh tế cũng như mối quan hệ và sự kết hợp giữa nhà nước với thị trường là cả một quá trình tìm tòi trải nghiệm phát triển từ thấp lên cao ngày càng đầy đủ sâu sắc và hoàn thiện hơn. Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đánh dấu sự khởi đầu công cuộc đổi mới toàn diện đất nước nhấn mạnh yêu cầu đổi mới tư duy trước hết là tư duy kinh tế nắm vững quy luật khách quan và xác định lại mối quan hệ giữa Nhà nước - Thị trường với cốt lõi cơ chế quản lý kinh tế là Xoá bỏ tập trung quan liêu bao cấp xây dựng cơ chế mới phù hợp với quy luật khách quan và với trình độ phát triển của nền kinh tế . Nền kinh tế phải được quản lý bằng các phương .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN