tailieunhanh - các vấn đề và cách tiếp cận kinh tế biển cho Việt Nam: Phần 2

Nối tiếp nội dung phần 1, phần 2 cuốn sách "Kinh tế biển xanh - Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam" trình bày vị thế, tiềm năng phát triển kinh tế biển Việt Nam và thực trạng phát triển các ngành kinh tế biển của Việt Nam trong thời gian qua cùng những thách thức đối với phát triển bền vững kinh tế biển. | Chương III PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM I. VỊ THẾ V TIỀM NĂNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ BIỂN VIỆT NAM 1. Vị thế biển và phát triển đa ngành kinh tế biển nước ta . Sơ lược vị thế biển Việt Nam Ba phần tư đất nước Việt Nam là biển cứ khoảng 1 km2 đất liền thì có gần 3 km2 vùng biển đặc quyền kinh tế gấp khoảng 1 6 lần trung bình của thế giới cứ 100 km2 đất liền thì có 1 km chiều dài đường bờ biển tức chỉ số biển maritime index 0 01 gấp 6 lần giá trị trung bình của thế giới hơn 114 cửa sông đổ ra biển từ lãnh thổ đất liền của Việt Nam và cứ 20 km đường bờ biển bắt gặp một cửa sông lớn cùng với hơn đảo lớn nhỏ phân bố tập trung thành các cụm tuyến đảo ở ven bờ và hai quần đảo ngoài khơi là Hoàng Sa và Trường Sa. Đây là nét đặc trưng cơ bản của sự phân hóa lãnh thổ Việt Nam tạo nên tính đa dạng về cảnh quan và tài nguyên thiên nhiên biển - ven biển tạo tiền đề cho phát triển một nền kinh tế biển mạnh và bền vững. Phát huy lợi thế Việt Nam luôn xác định biển là yếu tố quan trọng trong chiến lược phát triển đất nước. Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước biển luôn là không gian sinh tồn và phát triển của 185 KINH TẾ BIỂN XANH Các vấn đề và cách tiếp cận cho Việt Nam dân tộc Việt Nam. Biển đã thực sự gắn bó với người dân Việt Nam từ ngàn đời và ngày nay là chỗ dựa sinh kế cho khoảng 20 triệu người dân sống ở vùng ven biển và trên các đảo1. Là một quốc gia biển lớn ven bờ Biển Đông - ngã ba đường của thế giới Việt Nam có hình thế phần đất liền hẹp chiều ngang không có nơi nào cách biển trên 500 km với đường bờ biển dài trên km không tính bờ các đảo theo hướng á kinh tuyến. Vì thế toàn bộ lãnh thổ đất liền của Việt Nam đều chịu ảnh hưởng của yếu tố biển bao gồm cả yếu tố tự nhiên và yếu tố phát triển tạo ra lợi thế mặt tiền hướng biển thuận lợi cho giao thương và hội nhập kinh tế quốc tế nhưng cũng xung yếu về mặt an ninh quốc phòng. Biển Việt Nam và Biển Đông chiếm vị trí địa chính trị và địa kinh tế trọng yếu trên bình đồ khu vực và thế .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN