tailieunhanh - Sự du nhập và hoằng hóa Phật giáo của các thiền sư Trung Quốc ở Thuận Hóa nửa sau thế kỷ XVII

Bài viết Sự du nhập và hoằng hóa Phật giáo của các thiền sư Trung Quốc ở Thuận Hóa nửa sau thế kỷ XVII trình bày các nội dung chính sau: Sự du nhập và hoằng hóa Phật giáo của các thiền sư Trung Quốc; Vai trò của sự du nhập và hoằng hóa Phật pháp của các thiền sư Trung Quốc. | Tạp chí Khoa học Đại học Huế Khoa học Xã hội và Nhân văn ISSN 2588-1213 Tập 130 Số 6A 2021 Tr. 55 64 DOI SỰ DU NHẬP VÀ HOẰNG HÓA PHẬT GIÁO CỦA CÁC THIỀN SƯ TRUNG QUỐC Ở THUẬN HÓA NỬA SAU THẾ KỶ XVII Lê Bình Phương Luân Trường Đại học Khoa học Đại học Huế 77 Nguyễn Huệ Tp. Huế Việt Nam Tóm tắt. Nửa cuối thế kỷ XVII chứng kiến sự du nhập và hoằng hóa mạnh mẽ của các thiền sư Trung Quốc trên vùng đất Thuận Hóa. Với học vấn uyên thâm hiểu biết Phật pháp sâu sắc phẩm hạnh đạo đức cao các thiền sư Trung Quốc đã góp phần quan trọng thỏa mãn nhu cầu tâm linh của cư dân đáp ứng yêu cầu trị vì về mặt tinh thần của chúa Nguyễn trên vùng đất mới. Sự hoằng hóa của các thiền sư Trung Quốc có ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Phật giáo tạo nên diện mạo mới cho Phật giáo Huế. Từ khoá Thiền sư Trung Quốc chúa Nguyễn du nhập hoằng hóa Phật giáo Huế thế kỷ XVII Phật giáo Thuận Hóa dưới thời chúa Nguyễn thế kỷ XVII-XVIII là một giai đoạn quan trọng trong lịch sử của Phật giáo Huế nói riêng và Phật giáo Việt Nam nói chung. Sự phát triển của Phật giáo ở Thuận Hóa thời kỳ này có sự đóng góp rất lớn của đội ngũ tăng sư Trung Quốc. Sự du nhập và hoằng hóa mạnh mẽ của các thiền sư Trung Quốc nửa cuối thế kỷ XVII trên vùng đất Thuận Hóa có một ý nghĩa quan trọng đối với sự phát triển của Phật giáo góp phần tạo nên diện mạo mới cho Phật giáo Huế. 1. Bối cảnh lịch sử Sự du nhập và hoằng hóa mang tính đột biến của các thiền sư Trung Quốc ở Thuận Hóa là hệ quả của nhiều yếu tố nhưng trước hết phải kể đến những biến động lớn lao trong đời sống chính trị xã hội của Đại Việt và Trung Quốc diễn ra trong thế kỷ XVII. Năm 1600 sau khi vua Lê Thế Tông băng hà Nguyễn Hoàng quay trở lại Thuận Hóa. Khác với lần vào trấn thủ đất Thuận Hóa năm 1558 lần này Nguyễn Hoàng quyết tâm ly khai khỏi chính quyền Lê - Trịnh xây dựng cơ nghiệp riêng cho dòng họ mình mở ra cục diện Đàng Ngoài - Đàng Trong kéo dài gần 2 thế kỷ. Với sự khôn ngoan tài trí trong cai trị biết .