tailieunhanh - Tóm tắt Luận án Tiến sĩ Khoa học giáo dục: Quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở cấp quận trên địa bàn thành phố Hà Nội

Mục đích nghiên cứu của đề tài "Quản lý bồi dưỡng giáo viên tiểu học theo hướng phát triển năng lực dạy học ở cấp quận trên địa bàn thành phố Hà Nội" nhằm đề xuất biện pháp quản lí ở cấp Quận trong bồi dưỡng giáo viên tiểu học trên địa bàn thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực dạy học đáp ứng yêu cầu phát triển giáo dục và nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên. | BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 NGUYỄN ANH TUẤN QUẢN LÍ BỒI DƯỠNG GIÁO VIÊN TIỂU HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC DẠY HỌC Ở CẤP QUẬN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ HÀ NỘI Chuyên ngành Quản lý giáo dục Mã số 62 14 01 14 TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ KHOA HỌC GIÁO DỤC HÀ NỘI - 2022 Công trình được hoàn thành tại TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2 Người hướng dẫn khoa học 1. PGS. TS ĐẶNG THÀNH HƯNG 2. TS PHẠM QUANG TIỆP Phản biện 1 . . Phản biện 2 . . Phản biện 3 . . Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng cấp Trường chấm luận án tiến sĩ họp tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. Vào hồi . 2022. Có thể tìm hiểu luận án tại - Thư viện Quốc gia Việt Nam - Thư viện Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2. LỜI MỞ ĐẦU 1. Lí do chọn đề tài Năng lực dạy học của giáo viên đóng vai trò quan trọng quyết định đến nghiệp vụ chuyên môn của giáo viên. Chương trình giáo dục phổ thông mới triển khai trong thời gian tới với định hướng và yêu cầu chuyển từ trang bị nội dung kiến thức sang phát triển phẩm chất và năng lực của học sinh bằng việc dạy học tích hợp và lồng ghép dạy học phân hóa trải nghiệm sáng tạo. thì năng lực của đội ngũ giáo viên phổ thông đang đứng trước những thách thức mới. Nghị quyết số 29 NQ-TW ngày 4 11 2013 của Ban chấp hành trung ương về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa hiện đại hóa đã nhấn mạnh những nội dung đổi mới hết sức cơ bản trong đó có lĩnh vực quản lí giáo dục QLGD đặc biệt là quản lí nhà trường QLNT . Thực tế hiện nay có rất nhiều sự khác biệt trong các hoạt động của hoạt động bồi dưỡng giáo viên tiểu học do nhiều yếu tố khách quan và chủ quan. Giáo viên tiểu học GVTH chủ yếu tích lũy NLDH qua thực tế hoạt động nghề nghiệp chứ không phải ngay trong giai đoạn được đào tạo chính thức. Thực tế cho thấy nhiều hoạt động bồi dưỡng đã được tổ chức lặp đi lặp lại nhưng không mang lại hiệu quả cao bởi giáo viên tiểu học đã có ít nhiều năng lực nghề nghiệp nhất định hoạt đông bồi dưỡng không đổi mới sẽ

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN