tailieunhanh - Phân khu chức năng khu bảo tồn dựa vào đa dạng sinh học và môi trường: Trường hợp nghiên cứu tại Khu Bảo tồn Loài – Sinh cảnh Phú Mỹ, huyện Giang Thành, tỉnh Kiên Giang
Nghiên cứu thực hiện nhằm qui hoạch chi tiết các phân khu chức năng của Khu Bảo tồn Loài – Sinh cảnh Phú Mỹ dựa trên hiện trạng tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát, đánh giá và xây dựng bản đồ đa dạng sinh học, bao gồm thực vật bậc cao, nhóm cá, nhóm chim, nhóm lưỡng cư – bò sát. | KHOA HỌC CÔNG NGHỆ PHÂN KHU CHỨC NĂNG KHU BẢO TỒN DỰA VÀO ĐA DẠNG SINH HỌC VÀ MÔI TRƯỜNG TRƯỜNG HỢP NGHIÊN CỨU TẠI KHU BẢO TỒN LOÀI - SINH CẢNH PHÚ MỸ HUYỆN GIANG THÀNH TỈNH KIÊN GIANG Nguyễn Thanh Giao1 Dương Văn Ni1 Huỳnh Thị Hồng Nhiên1 TÓM TẮT Nghiên cứu thực hiện nhằm qui hoạch chi tiết các phân khu chức năng của Khu Bảo tồn Loài Sinh cảnh Phú Mỹ dựa trên hiện trạng tài nguyên và môi trường. Nghiên cứu đã tiến hành khảo sát đánh giá và xây dựng bản đồ đa dạng sinh học bao gồm thực vật bậc cao nhóm cá nhóm chim nhóm lưỡng cư bò sát. Ngoài ra nghiên cứu còn đánh giá độ dày tầng mặt và chất lượng đất tại khu vực nghiên cứu. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 11 sinh cảnh 126 loài chim 30 loài cá 13 loài lưỡng cư bò sát. Độ dày tầng đất tại khu bảo tồn dao động từ 0 - 150 cm. Đất tại khu vực nghiên cứu thuộc loại đất phèn nặng pH lt 4 giàu hữu cơ độ mặn thấp nghèo lân kali trao đổi từ mức thấp đến trung bình và lân dễ tiêu ở mức rất thấp đến trung bình hàm lượng đạm ở mức nghèo đến giàu đạm. Trên cơ sở khoa học và pháp lý khu bảo tồn được qui hoạch thành ba khu chức năng bao gồm khu I khu hành chính dịch vụ với tổng diện tích là 24 ha khu II khu phục hồi sinh thái với tổng diện tích là 435 ha và khu III khu bảo vệ nghiêm ngặt với tổng diện tích là 611 28 ha. Riêng trong khu phục hồi sinh thái có thêm hai khu vực dành cho việc dưỡng bàng và hoạt động nghiên cứu khoa học liên quan đến đồng cỏ bàng. Từ khóa Chất lượng đất đa dạng sinh học phân khu chức năng chất hữu cơ Khu Bảo tồn Loài -Sinh cảnh Phú Mỹ. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ6 trong thời gian ngắn chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang các mô hình sản xuất nông Đất ngập nước ĐNN là một vùng đất mà đất bị nghiệp và do khai thác không kế hoạch với tốc độ bão hòa có độ ẩm theo mùa hay vĩnh viễn. ĐNN khai thác cao hơn khả năng phục hồi tự nhiên của phân bổ ở hầu khắp các vùng sinh thái của nước ta đồng cỏ bàng. Cho đến nay vẫn chưa có qui hoạch gắn bó lâu đời với cộng đồng dân cư có vai trò lớn tổng thể cho Khu Bảo tồn .
đang nạp các trang xem trước