tailieunhanh - Ebook Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946-1960): Phần 2 (Tập 1)

Ebook Lịch sử Quốc hội Việt Nam (1946-1960): Phần 2 (Tập 1) được biên soạn gồm các nội dung chính sau: từ quốc dân đại hội Tân Trào đến sự ra đời của quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa; quốc hội nước Việt Nam dân chủ cộng hòa với sự nghiệp kháng chiến, kiến quốc (1946-1954). Mời các bạn cùng tham khảo! | 9 V2 Mã số _ CTQG-2016 CHỈ ĐẠO BIÊN SOẠN VŨ MÃO Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội ĐỖ ĐỨC HẢO Giám đốc Trung tâm Thông tin - Thư viện - Văn phòng Quốc hội BIÊN SOẠN PGS. NGND. LÊ MẬU HÃN Chủ biên PGS. TS. NGUYỄN TRI THƯ Với sự tham gia NGUYỄN CHÍ NGUYỆN PGS. TRẦN DUY KHANG 4 Chủ tịch Hồ Chí Minh 1890-1969 5 6 LỜI NHÀ XUẤT BẢN Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. Ngày 6-1-1946 bằng tổng tuyển cử phổ thông đầu phiếu nhân dân ta đã sáng suốt lựa chọn những người tiêu biểu nhất đại diện cho ý chí và trí tuệ của dân tộc bầu vào Quốc hội đầu tiên của nước Việt Nam độc lập. Ngoài 333 đại biểu nhân dân cử ra do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt lúc bấy giờ thực hiện chiến lược đại đoàn kết dân tộc gạt bỏ mũi nhọn tiến công của kẻ thù theo đề nghị của Chủ tịch Hồ Chí Minh Quốc hội còn mở rộng thêm 70 ghế dành cho Việt Nam Quốc dân Đảng Việt Quốc và Việt Nam cách mạng đồng minh hội Việt Cách không qua bầu cử. Ra đời trong bối cảnh đầy khó khăn thử thách thù trong giặc ngoài nhưng chỉ trong một thời gian ngắn Quốc hội đã thông qua được một bản hiến pháp dân chủ - Hiến pháp năm 1946 đặt cơ sở pháp lý cho chế độ dân chủ cộng hòa phát huy tinh thần và trí tuệ của dân tộc để kháng chiến và kiến quốc. Quốc hội khóa I vốn là quốc hội lập hiến có nhiệm vụ xây dựng và ban hành bản Hiến pháp đầu tiên rồi giải tán để nhân dân bầu ra Nghị viện nhân dân gồm hai viện. Nhưng do hoàn cảnh lịch sử đặc biệt Quốc hội khóa I phải làm nhiệm vụ của cơ quan đại diện cao nhất cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất quyết định những vấn đề trọng đại của đất nước. Mặc dù trong thời kỳ kháng chiến không họp được thường xuyên theo định kỳ nhưng thông qua Ban Thường trực Quốc hội đã cho ý kiến và phê bình các chủ trương chính sách của Chính phủ sát cánh cùng Chính phủ tổ chức chỉ đạo mọi hoạt động kháng chiến kiến quốc hoàn thành xuất sắc trọng trách mà quốc dân giao phó trong một giai đoạn lịch sử quan trọng của dân tộc. Tuy Hiến pháp 1946 .

TỪ KHÓA LIÊN QUAN