tailieunhanh - Giáo trình Sản phụ khoa Y học cổ truyền: Phần 2
Nối tiếp nội dung của phần 1, phần 2 cuốn "Giáo trình Sản phụ khoa Y học cổ truyền" tiếp tục tìm hiểu về các bệnh phụ khoa thường gặp như: Bệnh băng huyết; Bệnh đới hạ; Bệnh thai nghén; Thai chết không ra; . Mời các bạn cùng tham khảo giáo trình! | BĂNG HUYẾT RONG HUYET Không phải hành kinh mà ra huyết nhiều hoặc ra huyết liên tục gọi là băng huyết rong huyết băng lậu . Huyết ra cấp tốc chảy xuống như trút tương tự như núi lở nên gọi là quot băng quot băng huyết huyết ra nhỏ giọt lỉ rỉ không dứt nên gọi là quot lậu quot rong huyết . Băng huyết với rong huyết đều là huyết ỏ tử cung ra nhưng thế bệnh có hoãn cấp khác nhau rõ rệt vì trên lâm sàng thường gọi chung là băng lậu cho nên ỏ đây trình bày chung làm một mục. Trong quá trình bệnh băng huyết vối rong huyết phát ra có thể cùng chuyển hoá lẫn nhau nếu băng huyết lâu ngày không khỏi thế bệnh nhẹ dần thì có thể chuyến thành rong huyết rong huyết không khỏi thế bệnh tăng dần thì có thể hoá ra băng huyết so với rong huyết thì băng huyết nặng hơn so với băng huyết thì rong huyết nhẹ hơn. Nhưng lúc chữa bệnh băng huyết hay rong huyết đều phải chú ý như nhau cũng không nên xem thường chứng rong huyết. Chứng băng huyết thế bệnh cấp huyết ra nhiều là một loại bệnh tương đối nặng trong phụ khoa nếu bệnh phát vào sau khi sinh nở là lúc khí huyết đều hư thì chứng trạng lại càng nặng hơn mà dễ thấy hiện tượng hư thoát lúc chữa bệnh nên chú ý đề phòng và ngăn chặn điểm này. Phụ nữ tuổi đã cao mà băng huyết rong huyết trở đi trở lại luôn hoặc ra nhiều màu sắc lẫn lộn đó là triệu chứng không tốt phải chú ý chữa sớm. Nếu thòi kỳ có thai mà băng huyết rong huyết thường là dấu hiệu sắp sẩy thai không thuộc vào phạm vi bệnh này. Ngoài ra sau lúc đẻ cũng thường thấy băng huyết thì bệnh chứng trị liệu cũng như băng huyết rong huyết cho nên cũng bàn luôn vào bài này. 1. NGUYÊN NHÂN Nguyên nhân sinh ra bệnh băng huyết rong huyết chủ yếu là mạch Xung mạch Nhâm bị tổn thương cơ chế bệnh lý nên quy nạp vào hai loại hư và thực. . Hư . Khí hư Làm việc quá mệt ăn uống không chừng tổn thương đến khí của tỳ phế. Khí của tỳ phế bị hư khí trung tiêu hãm xuống dưới không thể củng cô quot điều nhiếp được hoặc lo nghĩ quá độ hại đên tâm tỳ khí hư thì không chủ tể giữ gìn được. 120 .
đang nạp các trang xem trước