tailieunhanh - Thanh không bút pháp trong Cổ duệ từ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm

Bài viết Thanh không bút pháp trong Cổ duệ từ của Tùng Thiện Vương Miên Thẩm trình bày vài nét về Tùng Thiện Vương Miên Thẩm; Vài nét về văn bản tác phẩm Cổ duệ từ; Cổ duệ từ với Thanh không bút pháp. | TẠP CHÍ KHOA HỌC SỐ 61 2022 5 THANH KHÔNG BÚT PHÁP TRONG CỔ DUỆ TỪ CỦA TÙNG THIỆN VƯƠNG MIÊN THẨM Nguyễn Văn Phương Đào Thùy Dương Trường Đại học Thủ đô Hà Nội Tóm tắt Trong giai đoạn cuối thế kỉ XVIII Tùng Thiện Vương Miên Thẩm nổi lên như một đại gia văn chương với số lượng trước tác đồ sộ và được đánh giá rất cao về nghệ thuật. Trong số trước tác đồ sộ ấy sẽ thật thiếu sót nếu như không nhắc đến một tác phẩm độc đáo đó chính là Cổ duệ từ - tập từ toàn vẹn nhất tiêu biểu nhất trong nền Văn học Việt Nam tính cho đến nay. Về mặt nghệ thuật tác phẩm Cổ duệ từ của Miên Thẩm đạt đến độ sâu của cảm xúc và sự thuần thục về bút pháp có những nét độc đáo riêng mà được coi là nghiễm nhiên trở thành một nhà không hổ danh với biệt hiệu được tôn xưng là nhất đại thi ông . Từ khóa Miên Thẩm Cổ duệ từ Từ Từ học Thanh không bút pháp. Nhận bài ngày gửi phản biện chỉnh sửa và duyệt đăng ngày Liên hệ tác giả Nguyễn Văn Phương Email nvphuong2@ 1. MỞ ĐẦU Vài nét về Tùng Thiện Vương Miên Thẩm Tùng Thiện vương biểu tự Trọng Uyên 仲淵 lại có tự khác là Thận Minh 慎明 hiệu Thương Sơn 倉山 biệt hiệu Bạch Hào Tử 白毫子 . Vương là con trai thứ 10 của Minh Mạng sinh ngày 24 tháng 10 năm Kỷ Mão tức 11 tháng 12 năm 1819 tại cung Thanh Hòa trong cấm thành Huế. Mẹ ông là Thục tần Nguyễn Thị Bửu 阮氏寶 người Bình Chương Gia Định con gái của Tư không Nguyễn Khắc Thiệu 阮克紹 . Thuở lọt lòng vương được Hoàng tổ phụ tức vua Gia Long đặt tên là Hiện 晛 . Đến năm 1832 khi đã có Đế hệ thi ông được cải tên là Nguyễn Phúc Miên Thẩm 阮福綿審 . Theo Nguyễn Phước tộc thế phả ghi chép từ nhỏ vương đã thông minh đĩnh ngộ hơn người. Tuổi lên năm ngài đã học Tam tự kinh Thiên tự văn và ngày tập viết vài hàng. Đến năm 7 tuổi Vương đã học qua kinh truyện sử. Nhân khi Dưỡng Chính đường vừa mới xây xong Thục Tần mới tâu xin cho con qua đó để học chung với anh có hai đại thần Trương Đăng Quế và Thân Văn Quyền giảng dạy. Ông rất chịu khó học tập nên mới 8 tuổi 1827 nhân theo hầu vua Minh Mạng dự lễ

TỪ KHÓA LIÊN QUAN