tailieunhanh - Kỷ yếu Hội thảo quốc tế: Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản - Giá trị lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay (Phần 2)

Phần 2 của cuốn sách "Tuyên ngôn của Ðảng Cộng sản - Giá trị lý luận và thực tiễn trong thời đại ngày nay (Kỷ yếu Hội thảo quốc tế)" tiếp tục trình bày những nội dung về: tuyên ngôn của Đảng Cộng sản đối với sự phát triển của Việt Nam và một số nước; từ những luận điểm trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản, suy nghĩ về công tác tư tưởng, lý luận trong giai đoạn hiện nay; . Mời các bạn cùng tham khảo! | 469 Phần thứ ba TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VỚI CÁCH MẠNG VIỆT NAM VÀ MỘT SỐ NƯỚC 471 TƯ TƯỞNG VỀ ĐẢNG CỘNG SẢN TRONG TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN VÀ Ý NGHĨA ĐỐI VỚI CÔNG TÁC XÂY DỰNG ĐẢNG HIỆN NAY TS. NGUYỄN DƯƠNG HÙNG Cách đây 170 năm Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản do C. Mác và Ph. Ăngghen soạn thảo ra đời đánh dấu một bước ngoặt vĩ đại trong việc đưa phong trào công nhân cùng giai cấp công nhân bước lên vũ đài chính trị với tư cách là một lực lượng chính trị - xã hội độc lập chủ động đấu tranh tự giải phóng mình cũng như giải phóng toàn thể xã hội loài người. Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản chính là cương lĩnh chính trị của phong trào cộng sản và công nhân quốc tế của Đảng Cộng sản mácxít. Cùng với nhiều tư tưởng khác tư tưởng trong Tuyên ngôn của Đảng cộng sản vẫn còn nguyên giá trị có ý nghĩa quan trọng trong công tác xây dựng Đảng hiện nay. 1. Những tư tưởng về Đảng Cộng sản trong Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản Thứ nhất luận giải sự ra đời của Đảng Cộng sản là tất yếu khách quan. _ Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh. 472 TUYÊN NGÔN CỦA ĐẢNG CỘNG SẢN. Xuất phát từ quan điểm duy vật về lịch sử C. Mác và Ph. Ăngghen đã luận giải rõ quá trình phát triển của xã hội loài người khẳng định sự thay thế của các hình thái kinh tế - xã hội là quá trình lịch sử tự nhiên hệ quả của sự phát triển của lực lượng sản xuất cách mạng hóa công cụ sản xuất quan hệ sản xuất cũng như cách mạng hóa toàn bộ quan hệ xã hội. Trong Lời tựa cho bản tiếng Đức Tuyên ngôn của Đảng Cộng sản xuất bản năm 1883 Ph. Ăngghen khẳng định Tư tưởng cơ bản và chủ đạo của Tuyên ngôn là trong mọi thời đại lịch sử sản xuất kinh tế và cơ cấu xã hội - cơ cấu này tất yếu phải do sản xuất kinh tế mà ra - cả hai cái đó cấu thành cơ sở của lịch sử chính trị và lịch sử tư tưởng của thời đại ấy. 1. Từ những luận giải trên C. Mác và Ph. Ăngghen đã làm rõ sự ra đời của hình thái kinh tế - xã hội tư bản chủ nghĩa với hai giai cấp chủ đạo trong xã hội là giai cấp tư sản và giai cấp công nhân. Đánh giá cao vai trò .

TÀI LIỆU LIÊN QUAN
TỪ KHÓA LIÊN QUAN