tailieunhanh - Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng và nồng độ thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng cầu gai Trippneustes gratila (Linnaeus, 1758)
Nghiên cứu "Ảnh hưởng của tỷ lệ pha loãng và nồng độ thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng cầu gai Trippneustes gratila (Linnaeus, 1758)" được thực hiện nhằm mục đích tìm ra được tỷ lệ pha loãng và nồng độ thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng của cầu gai Trippneustes gratila (Linnaeus, 1758). Tinh dịch cầu gai được pha loãng trong nước biển nhân tạo (ASW) ở các tỷ lệ 1:1; 1:25; 2:50; 1:100 và 1:200 (tinh dịch: ASW) để xác định tỷ lệ pha loãng tối ưu cho hoạt lực tinh trùng. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết! | Tạp chí Khoa học - Công nghệ Thủy sản Số 3 2021 ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ PHA LOÃNG VÀ NỒNG ĐỘ THẨM THẤU LÊN HOẠT LỰC TINH TRÙNG CẦU GAI Trippneustes gratila Linnaeus 1758 EFFECTS OF DILUTION RATIO AND OSMOLALITY ON SPERM MOTILITY OF SEA URCHIN Trippneustes gratila Linnaeus 1758 Hoàng Hà Giang1 Lê Minh Hoàng2 Phòng Đào tạo Sau đại học Trường Đại học Nha Trang Viện Nuôi trồng thuỷ sản Trường Đại học Nha Trang Tác giả liên hệ Lê Minh Hoàng Email hoanglm@ Ngày nhận bài 15 09 2021 Ngày phản biện thông qua 25 9 2021 Ngày duyệt đăng 29 09 2021 TÓM TẮT Nghiên cứu này được thực hiện nhằm mục đích tìm ra được tỷ lệ pha loãng và nồng độ thẩm thấu lên hoạt lực tinh trùng của cầu gai Trippneustes gratila Linnaeus 1758 . Tinh dịch cầu gai được pha loãng trong nước biển nhân tạo ASW ở các tỷ lệ 1 1 1 25 2 50 1 100 và 1 200 tinh dịch ASW để xác định tỷ lệ pha loãng tối ưu cho hoạt lực tinh trùng. Sau đó tỷ lệ tối ưu được sử dụng cho các thí nghiệm nồng độ thẩm thấu nồng độ 100 200 300 400 và 500 mOsm kg . Mỗi nghiệm thức được lặp lại 3 lần. Kết quả thí nghiệm cho thấy hoạt lực tinh trùng cầu gai tối ưu quan sát được khi pha loãng ở tỷ lệ 1 50 và nồng độ thẩm thấu 500 mOsm kg. Các kết quả này chỉ ra rằng tinh trùng của cầu gai có thể hoạt lực tốt ở môi trường có nồng độ thẩm thấu 500 mOsm kg khi được pha loãng ở tỷ lệ 1 50 tinh dịch môi trường . Từ khoá Tỷ lệ pha loãng tinh dịch nồng độ thẩm thấu hoạt lực tinh trùng cầu gai Trippneustes gratila ABSTRACT The objective of the present study was to assess the effects of dilution ratios osmolality and cations on sperm motility of sea urchin Trippneustes gratila Linnaeus 1758 . Sperm was diluted in artificial seawater ASW at ratios of 1 1 1 25 2 50 1 100 and 1 200 sperm ASW to determine the best ratio dilution for sperm motility. Then the best ratio was used for the osmolality experiment 100 200 300 400 và 500 mOsm kg . Each treatment was replicated three times. The result showed that sperm motility of sea urchin was the best .
đang nạp các trang xem trước