tailieunhanh - Nghiên cứu côn trùng học: Phần 2
Nối tiếp phần 1, phần 2 của tài liệu "Nghiên cứu côn trùng học" tiếp tục trình bày các nội dung chính sau: Kiến hung hăng; Ong nhếch nhác; Gớm ghiếc mà xinh; Nhện tàn bạo; Bọ cắn; Cải trang láu cá; Bọ gớm ghiếc đối đầu dữ dằn; Trắc nghiệm bọ gớm ghiếc. Mời các bạn cùng tham khảo để nắm nội dung chi tiết. | KIẾN HUNG HĂNG Kiến thì ai cũng biết rồi. Rất dễ nhận ra chúng vào mùa hè khi chúng kéo đàn kéo lũ vào nhà bạn để kiểm tra bếp núc. Kiến có thể khá tệ hại - đâu chúng cũng mò tới được từ cây cối của bạn đến quần bạn - nhưng chúng còn có thể dữ dằn nữa theo đủ mọi kiểu kinh khủng. Hồ sơ bọ gớm ghiếc Tên Kiến Nơi thường gặp Trên đất liền khắp thế giới. Chúng luôn sống trong tổ. Đặc điểm nhận biết Hầu hết kiến dài chưa đến 1cm. Thắt eo giữa thân và bụng. Râu gãy góc. EO BỤNG TO RÂU TỨC CƯỜI KIẾN 67 http NHỮNG TRÒ QUẬY CỦA KIẾN HUNG HĂNG 1. Từ năm 1880 luật pháp Đức đã bảo vệ tổ kiến đỏ khỏi bị phá. Tại sao Bởi vì kiến mỗi tổ hàng ngày ăn tới con sâu và những loài sâu bọ gớm ghiếc khác. 2. Kiến hũ mật ép những giọt mật từ bọn rệp. Chúng chăm sóc bọn rệp chu đáo - chúng không muốn những thứ kém chất lượng. Bọn kiến dùng mật đó để nuôi những con kiến đặc biệt trong tổ để nó phình lên như những giọt sương nhỏ. Bọn kiến được vỗ béo sau đó sẽ ói ra những giọt mật nuôi số kiến còn lại trong tổ. Kinh NÓ SẮP ÓI ĐẤY - ĐẾN GIỜ ĂN RỒI MỌI NGƯỜI 3. Kiến dệt vải làm ra những chiếc lều từ lá cây khâu lại bằng tơ. Ấu trùng của chúng nhả ra tơ và bọn kiến dữ dằn này dùng chính bọn trẻ như những con thoi sống dệt tới dệt lui Lúc nào cần nhiều tơ hơn một chút thì kiến lớn chỉ cần dùng râu vỗ con ấu trùng là xong. 4. Kiến hàm bẫy Nam Mỹ có đôi hàm dài khổng lồ. Ờ thì khổng lồ là so với kiến. Chúng dùng hàm răng tóm những con côn trùng nhảy nhót tên là đuôi bật rồi tiêm nọc vào. Nhưng cái thực sự kinh khủng ở bọn kiến này đó là chúng còn gắp cả trứng và ấu trùng của mình bằng chính cặp hàm dữ dằn đó một cách nhẹ nhàng như bất kì bà mẹ nào bồng con - thế mới hay 5. Kiến cắt lá thì tự canh tác. Kiến cắt lá đem về trộn với phân của mình làm thành phân bón. Sau đó chúng nuôi nấm trên đó để làm thức ăn. Chúng thậm chí còn loại bỏ những loại nấm không hợp ra và bỏ nó vào đống phân ủ. 68 http TÂU NỮ HOÀNG - NGƯỜI KHÔNG QUÊN GÌ CHỨ Ạ NẤM GIỐNG Khi một
đang nạp các trang xem trước